Cách hữu hiệu đối phó rác vũ trụ

Các nhà khoa học thuộc Đại học Glasgow (Scotland) cho hay đã tìm ra cách hữu hiệu đối phó bãi rác vũ trụ trên quỹ đạo Trái đất ngày càng phình to.

Công cuộc trường kỳ thám hiểm và khai thác không gian đã để lại hàng triệu mảnh rác vũ trụ xung quanh Trái đất, và giới chuyên gia lâu nay liên tục cảnh báo về nguy cơ va chạm giữa chúng với vệ tinh và phi thuyền.


Rác vũ trụ

“Chỉ trải qua 55 năm kể từ khi Sputnik, vệ tinh nhân tạo đầu tiên, được gửi vào quỹ đạo, con người chúng ta thật sự làm rối loạn không gian xung quanh hành tinh”, trang Phys.Org dẫn lời nhà nghiên cứu Patrick Harkness cho hay.

Các nhà nghiên cứu của Scotland đã hỗ trợ phát triển hệ thống Aeoldos, nhằm bảo đảm các thiết bị được gửi lên không gian trong tương lai có thể được dỡ bỏ khỏi quỹ đạo vào cuối chu kỳ hoạt động của chúng.

Aeoldos là một dạng “thắng hơi” trọng lượng nhẹ, gấp được, có thể được bổ sung cho những vệ tinh nhỏ trước khi được phóng vào quỹ đạo thấp của Trái đất.

Khi vệ tinh sắp kết thúc sứ mệnh, thắng hơi - làm từ lớp màng mỏng, được hỗ trợ bởi các thanh chống linh hoạt (có thể được kéo dài ra như thước cuộn) - sẽ tạo ra một lực kéo động học xuống phần khí quyển mỏng manh trên cùng, vốn vẫn tồn tại ở khu vực không gian cận Trái đất.

Khi bị kéo trở lại khí quyển, vệ tinh đó sẽ cháy tiêu sau khi rơi trở lại mặt đất.

Theo Thanh Niên, Physorg
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video