Cách phòng chống bệnh dịch tả heo châu Phi

Hiện nay bệnh Dịch tả heo châu Phi đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan ra nhiều nước trong thời gian tới và ảnh hưởng đến tình hình dịch tễ đàn heo của Việt Nam.

Bệnh Dịch tả lợn châu Phi (tên tiếng Anh là African swine fever – viết tắt là ASF) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn (gồm cả lợn nhà và lợn hoang dã); bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%.

  • Virus dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao, có thể tồn tại trong chất tiết, dịch tiết, trong xác động vật, trong thịt lợn và các chế phẩm từ thịt lợn như xúc xích, giăm bông, salami.
  • Virus có khả năng chịu được nhiệt độ thấp, đặc biệt là trong các sản phẩm thịt lợn sống hoặc nấu ở nhiệt độ không cao nên virus có thể chịu được trong thời gian dài 3-6 tháng.
  • Virus có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56°C trong 70 phút hoặc ở 60°C trong 20 phút.
  • Virus sống trong máu đã phân hủy được 15 tuần; trong giăm bông được 140 ngày và ở nhiệt độ 50°C tồn tại trong 3 giờ.

Lợn khỏi bệnh về lâm sàng có khả năng mang virus trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại trừ được bệnh nếu để xảy ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi.


Virus dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao, có thể tồn tại trong chất tiết, dịch tiết, trong xác động vật. (Ảnh minh họa).

Để phòng và chống dịch bệnh Dịch tả heo châu Phi cho gia súc, người chăn nuôi cần phải thực hiện nghiêm các biện pháp như sau:

  • Một là hạn chế khách tham quan, hạn chế cho thương lái vào khu vực chăn nuôi. Trong trường hợp phải đi vào chuồng nuôi cần phải thay trang phục và mang ủng hoặc giày dép của trại, đồng thời thực hiện tiêu độc khử trùng cho người, dụng cụ và phương tiện.
  • Hai là, cần tăng cường chăm sóc, cung cấp thức ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho đàn gia súc. Thực hiện vệ sinh và tiêu độc khử trùng chuồng trại ít nhất 1 lần trong một tuần.
  • Ba là, khi nhập gia súc về nuôi và khi xuất bán gia súc phải khai báo kiểm dịch với Trạm Thú y địa phương.

Trong khi tình hình dịch bệnh chưa ổn định thì hạn chế nhập mới gia súc về nuôi nhất là từ khu vực các tỉnh có nguy cơ cao. Trong trường hợp cần thiết thì chỉ nên nhập gia súc từ các trại chăn nuôi đã được công nhận an toàn dịch và có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật của cơ quan thú y.

  • Bốn là, nên sử dụng các sản phẩm thịt gia súc đã được cơ quan thú y kiểm dịch. Không mua và sử dụng các sản phẩm thịt gia súc không rõ nguồn gốc và không chế biến gần khu vực chăn nuôi.
  • Năm là, khi phát hiện đàn gia súc có những biểu hiện của bệnh truyền nhiễm như sốt cao, bỏ ăn hàng loạt, ... hoặc gia súc có các triệu chứng điển hình của bệnh Dịch tả heo châu Phi như đã nêu ở trên thì phải nhanh chóng báo cho chính quyền hoặc Trạm Chăn nuôi và Thú y địa phương để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Ăn phải thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi có sao?

Tổng quan về bệnh dịch tả lợn châu Phi

Cập nhật: 08/03/2019 Theo chicucthuyhcm/laocai
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video