Cách phòng ngừa lây nhiễm cảm cúm trên máy bay

Để tránh lây bệnh, điều quan trọng nhất khi lên máy bay chính là rửa tay thật sạch sẽ.

Cảm cúm là một trong những trải nghiệm tồi tệ nhất bạn dễ gặp phải khi đi máy bay. Một nghiên cứu đăng tải trên Biên niên sử Sức khỏe Toàn cầu năm 2017 chỉ ra những hành khách ngồi thẳng hàng phía trước và sau một người bị ốm có nguy cơ lây bệnh cao nhất.

Theo bà Stephanie Mandel, cố vấn dinh dưỡng tại Trung tâm Y tế Morrison, New York (Mỹ), càng tiếp xúc với nhau ở cự ly gần trong thời gian dài, con người còn dễ nhiễm các loại virus. Bên cạnh đó, không khí khô trên máy bay khiến cơ chế tự bảo vệ như dịch nhầy trong mũi yếu đi.

Tuy vậy, bạn vẫn có thể tự bảo vệ mình khỏi cơn cảm lạnh khó chịu. Dưới đây là những lời khuyên do Huffington Post đưa ra.


Không khí khô trên máy bay khiến cơ chế tự bảo vệ như dịch nhầy trong mũi yếu đi. (Ảnh: HP).

Rửa tay sạch sẽ

Ông Daniel Eiras, trợ lý giáo sư chuyên ngành Bệnh truyền nhiễm và Miễn dịch học tại Đại học Y khoa Langone (Mỹ) khẳng định điều quan trọng nhất khi lên máy bay chính là rửa tay. Cụ thể, bạn cần rửa thật kỹ những vùng hay bị bỏ qua như mu bàn tay hay các kẽ ngón tay. Ngoài ra, bạn có thể dùng khăn khử trùng để lau dây an toàn và khay thực phẩm. Những vật dụng này ít được làm sạch nên chứa nhiều mầm bệnh nhất.

Lựa chọn chỗ ngồi

Lời khuyên này nghe hơi khó khăn bởi bạn không thể biết được ai bị cảm trước lúc lên máy bay. Tuy vậy, theo trang Buisness Insider, nguy cơ lây bệnh ở chỗ ngồi cạnh lối đi là cao nhất, lên đến 80% nếu người ngồi đối diện bị cảm.

Theo nghiên cứu đăng trên Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ năm 2008, một kỹ sư cho rằng không khí phía sau máy bay "ô nhiễm nhất cabin". Tuy vậy, bạn không cần quá lo lắng bởi thật ra không khí trên máy bay đã được lọc bằng hệ thống HEPA và đạt tiêu chuẩn bệnh viện.

Cố gắng nghỉ ngơi

Theo bà Marina Gafanovich, bác sĩ nội khoa ở New York (Mỹ), mỗi người cần phải ngủ nghỉ đầy đủ trước mỗi chuyến đi. Càng căng thẳng và mệt mỏi, cơ thể càng dễ mắc bệnh. Giấc ngủ sau mỗi chuyến bay cũng vô cùng cần thiết do tình trạng jet-lag (hiện tượng mệt mỏi sau mỗi chuyến đi xa) khiến nhịp sinh học bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, hãy tranh thủ ngủ trên máy bay nếu hạ cánh vào buổi tối. Trường hợp bay ban ngày, bạn nên thức giấc để đến tối ngủ đúng giờ.

Ăn uống lành mạnh

Hãy cân nhắc các lựa chọn thực phẩm để tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Theo Livestrong, thực phẩm chứa nhiều đường gây suy giảm số lượng các tế bào thuộc hệ miễn dịch có tác dụng chống lại các vi khuẩn gây hại. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (quả mọng và các loại rau nhiều lá xanh sẫm).

Lưu ý khi sử dụng thực phẩm bổ sung như vitamin C hoặc chất chiết xuất từ thảo dược bởi chúng không có tác dụng phòng ngừa hay rút ngắn thời gian cảm lạnh. Trái lại, các chất này dễ gây ra các vấn đề sức khỏe như buồn nôn, đau đầu nếu kết hợp với những loại thuốc khác.

Không lên máy bay nếu bị ốm

Đi máy bay khi đang cảm lạnh hoặc cúm chắc chắn không phải là ý hay. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo người dân không lên máy bay nếu đang mắc những bệnh có khả năng truyền nhiễm hoặc xuất hiện các triệu chứng như nhiễm trùng tai, ho. Ngoài việc gây hại cho hành khách khác, bà Gafanovich cho rằng di chuyển bằng máy bay có thể khiến bạn ốm nặng hơn.

Cập nhật: 21/08/2018 Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video