Cảm biến giúp dự đoán tai nạn trước 3 tuần

Người già lúc bị té tiềm tàng rất nhiều hiểm họa. Nó có thể gây hại cho sức khỏe của họ, hay thậm chí dẫn đến tử vong. Nhưng bây giờ, các nhà nghiên cứu đã phát triển một hệ thống giám sát nhà mang tính cách mạng. Nó có thể dự đoán được tai nạn của người già trước những ba tuần.

Điều này nghe như chỉ tồn tại trong truyện khoa học viễn tưởng, nhưng các nhà khoa học đã thật sự làm được. Màn hình hồng ngoại của cảm biến có thể phát hiện những thay đổi tinh tế trong sức khỏe của người già. Nó có thể dự đoán với một mức độ chính xác cao: là sức khỏe của ông bà chúng ta đang có những chuyển biến gì có thể khiến họ té bất thình lình.

Đây là một hệ thống rất mới mẻ, thậm chí được gọi là tiên phong trong lĩnh vực công nghệ này. Cụ thể, hệ thống sử dụng các cảm biến đặt trong mỗi phòng của ngôi nhà. Điều này cho phép các nhân viên y tế can thiệp trước khi những tai nạn gây chết người xảy ra.

Bằng cách ngăn chặn việc té ngã, hệ thống cho phép người già sống lâu hơn bình thường đến 2.5 năm. Nó còn giúp tiết kiệm hàng triệu đô trả cho các hóa đơn chăm sóc xã hội.

Thiết bị hoạt động bằng cách đo tốc độ đi bộ và chiều dài sải chân của người cao tuổi trong gia đình. Các chuyên gia cho biết, máy có thể dự đoán được những thay đổi nhỏ nếu một người cao tuổi trở nên yếu hơn và có khả năng bị té ngã.


Những người già rất dễ bị té ngã. (Ảnh: Getty Image).

Hệ thống được tạo thành từ nhiều bộ cảm biến chuyển động. Nếu có tín hiệu lạ, nó sẽ tự động kích hoạt một cảnh báo bằng văn bản hoặc email và sau đó các bác sĩ sẽ can thiệp.

Cảm biến đo những chuyển động bằng cách sử dụng ánh sáng hồng ngoại. Nó tương tự như máy dò cảm biến chuyển động được sử dụng trong các trò chơi video như: Kinect, Xbox của Microsoft.

Theo các nghiên cứu thì một người đi với tốc độ chậm sẽ có nguy cơ té cao gấp bốn lần. Các nhà nghiên cứu dự đoán: nếu sải chân của những người nghỉ hưu giảm 5.1 cm mỗi giây, 86% đều có nguy cơ té ngã trong vòng ba tuần tới.

Họ đã tính ra con số bằng cách so sánh chiều dài sải chân với 20% người có chiều dài sải chân không đổi. Nếu chiều dài sải chân giảm 7.6 cm thì khoảng 51% người già sẽ bị té. Chính vì nghiên cứu đó mà các nhà khoa học Mỹ đã phát triển ra công nghệ này để giúp người già sống thọ hơn.

Té ngã là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây vỡ xương hông ở Anh và biểu hiện ra nhiều vấn đề sức khỏe không thể chẩn đoán được. Theo điều tra: cứ trong ba người về hưu thì có một người đã té ít nhất một lần trong năm qua. Việc này làm tốn 2.36 tỉ đô chăm sóc sức khỏe một năm. Trưởng nhóm nghiên cứu - giáo sư Marjorie Skubic của trường Đại học Missouri đã thảo luận về hệ thống này tại Hiệp hội Mỹ. Đây là cuộc họp thường niên của tổ chức Advancement of Science được tổ chức tại Boston, Massachusetts.

Giáo sư Skubic đã phát minh ra hệ thống sau khi mẹ chồng của cô bị gãy xương vai do té ngã nghiêm trọng.

Trên thị trường hiện nay, hầu hết các biện pháp giúp đỡ người già chỉ được sử dụng sau khi người già bị té ngã. Cô nói: "Điều đó không phải là như vậy. Nếu bạn hỏi một người nơi họ muốn trải qua khi trở nên già đi, họ đều nói rằng khi có tuổi họ chỉ muốn ở trong nhà riêng của mình thôi. Họ không muốn di chuyển đi đâu hết."

Giữ một người trong ngôi nhà của họ rẻ hơn nhiều so với việc phải nhốt họ trong một phòng bệnh với đầy đủ nhân viên y tế. Giáo sư Skubic sử dụng hệ thống để giúp 23 người về hưu có độ tuổi trung bình 85. Hệ thống sẽ giúp họ sống thoải mái một mình, mà không lo sợ bị té bất ngờ, không ai giúp đỡ.

Công nghệ giám sát này có thể hoạt động trung bình 4.3 năm. Các nhà nghiên cứu nói rằng, những người già sử dụng thiết bị đều cảm thấy an toàn và thoải mái hơn. Họ cũng quên hẳn sự hiện diện của các cảm biến này ở trong nhà, tuy nhiên nó vẫn hoạt động tốt để phát hiện khi người già có thể gặp tai nạn.

Cập nhật: 19/02/2017 Theo Khám Phá
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video