Được thiết kế rất nhỏ gọn, camera này dùng sóng ngắn để chụp ảnh vật thể bên trong lớp vỏ bọc theo thời gian thực mà không cần dùng biện pháp can thiệp nào, với tốc độ lên đến 30 hình/giây.
Sau đó, camera này chuyển hình ảnh tới máy tính xách tay để hiện thị hình ảnh theo thời gian thực, phục vụ việc giám sát.
Đây là sáng chế của các nhà khoa học ở ĐH Khoa học và Công nghệ Missouri (Mỹ). Chúng có thể chụp mọi thứ bên dưới bề mặt của chúng, nhằm phát hiện lỗi trong thiết bị, công trình xây dựng, tìm ra hàng lậu, hay phát hiện các vấn đề về da, như ung thư, bỏng.
Hệ thống camera này có thể phát hiện hiện lỗi của vật dù chúng được che đậy.
Ảnh:Science Daily.
Theo Tiến sĩ Reza Zoughi ở ĐH Missouri, công nghệ này trong tương lai không xa có thể sẽ được nhiều người mua để phục vụ những nhu cầu đa dạng, như phát hiện lỗi trong vật liệu, cấu trúc môi trường sống trong không gian, cầu bê-tông làm từ vật liệu hỗn hợp.
Nó có thể giúp phát hiện và theo dõi nhiều bệnh liên quan đến da ở con người, như ung thư hay bỏng, hoặc phát hiện hàng lậu được cất giấu, như vũ khí, giảm số lượng hành khách phải đừng chờ lâu để kiểm tra ở sân bay. Đơn giản nhất, mọi người có thể dùng camera này để phát hiện các ổ mối mọt trong nhà.