Cận cảnh quả địa cầu 500 năm tuổi mô tả thế giới trước khi phát hiện Australia

Quả địa cầu từ thế kỷ 16 mô tả thế giới trước khi phát hiện ra Australia là một trong những quả địa cầu lâu đời nhất thế giới.

Quả địa cầu có đường kính khoảng 9 cm, gần 500 năm tuổi, mô tả thế giới trước khi phát hiện ra Australia.


Jim Spencer chụp ảnh bên cạnh quả địa cầu từ thế kỷ 16.

Jim Spencer, người đứng đầu Thư viện Đấu giá tại Hansons cho biết quả địa cầu có giá khoảng 26.443-39.650 USD.

Theo Jim Spencer, người xưa sản xuất quả địa cầu dưới dạng bản khắc hoặc bản khắc gỗ và in trên giấy. Sau đó, họ đã dán lên một quả cầu, thường bằng gỗ để tạo ra quả địa cầu.

Quả địa cầu mô tả những con quái vật biển kỳ lạ và một thế giới trước khi phát hiện ra Australia. Nhà thám hiểm người Hà Lan Willem Janszoon phát hiện ra Australia vào năm 1606.

Đất nước này chỉ xuất hiện trên địa cầu giữa một vùng đất phía nam mơ hồ có tên Terra Incognita, "vùng đất không xác định". Ở những nơi khác như Nhật Bản được gọi là "Sipannge" trong khi các đảo gần Java gọi là "Gryforum Insule", Mỹ gọi là "Devicta ann 1530".


Cận cảnh quả địa cầu 500 năm tuổi mô tả thế giới trước khi phát hiện Australia.

Hoạt động thám hiểm phát triển mạnh mẽ vào những năm 1500. Francis Drake đã trở thành người Anh đầu tiên đi thuyền vòng quanh thế giới, đi vòng quanh địa cầu trong khoảng thời gian từ năm 1577 đến năm 1580.

Christopher Columbus đã khám phá ra châu Mỹ vào năm 1492 và các thương nhân Bồ Đào Nha António da Mota và Francisco Zeimoto đến Nhật Bản vào năm 1543. Đây là thời kỳ của những nhà thám hiểm đi biển, hải chiến và những tên cướp biển nguyên thủy của vùng Caribe.

Theo các chuyên gia, nhà vật lý và địa lý học nổi tiếng người Pháp Francois Demongenet là người tạo ra nó. Francois Demongenet nổi tiếng là người tạo ra quả cầu trở thành hình mẫu cho các thợ khắc tạo ra các quả địa cầu nhỏ khác trong thời đại của ông.

Quả địa cầu ban đầu nằm trong bộ sưu tập của Edward Croft-Murray, người từng giữ các bản in và bản vẽ tại Bảo tàng Anh.

Không ai biết bằng cách nào Edward Croft-Murray có được quả địa cầu nhưng ông đã gìn giữ cẩn thận trong một khoảng thời gian dài trước khi một người giấu tên mua lại.

Theo Spencer, quả cầu lâu đời nhất trên thế giới là Erdapfel có từ năm 1492, tiếp theo là Quả cầu trứng đà điểu 1504 bán tại Hội chợ bản đồ London năm 2012.

Jim Spencer cho biết: "Món đồ này lâu đời hơn các quả địa cầu khác trong nhiều bảo tàng lớn như Thư viện Anh và Bảo tàng Anh".

Cập nhật: 17/12/2021 Theo infonet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video