Cận cảnh sinh vật đuôi dài "bạc phận" ở Việt Nam

Ở Việt Nam, con vật có hình dạng “không giống ai” này thường bị “thảm sát”, trong khi người Âu Mỹ lại coi chúng như một sinh vật cảnh độc đáo.

>>> Ngắm thằn lằn xanh lét mới phát hiện giữa TP.HCM


Ở Việt Nam có một loài thằn lằn kỳ lạ với đặc điểm không giống bất kỳ
loài thằn lằn nào khác: đuôi chúng dài gấp sáu lần chiều dài thân và đầu.


Đó chính là liu điu (Takydromus sexilineatus), một loài
thằn lằn nhỏ thường sống trong các bãi cỏ, bụi cây.


Chiếc đuôi dài này giúp liu điu khỏi ngã khi leo trèo chậm hoặc di
chuyển nhanh qua các chỗ cỏ cao, rậm hoặc các cành cây rời rạc.


Vì quá dài nên đuôi của chúng cũng rất mong manh, dễ đứt.


Giống như một số loài thằn lằn khác, liu điu cũng “thí đuôi” khi bị
kẻ săn mồi tấn công. Từ vết đuôi cụt chiếc đuôi mới sẽ mọc lại.


Liu điu là loài bò sát khá phổ biến ở Việt Nam. Chúng xuất hiện
từ các tỉnh miền núi phía Bắc cho đến vùng Đông Nam Bộ.


Chúng thường bị săn bắt và nhân nuôi để làm thức ăn cho chim cảnh. Tại các
cửa hàng chim cảnh, liu điu được bán với giá khá rẻ, chỉ vài nghìn đồng một con.


Tuy vậy, tại Âu Mỹ, liu điu lại được nhiều người nuôi làm
sinh vật cảnh vì màu sắc đẹp và chiếc đuôi dài độc đáo


Đây là một loài bò sát khá dễ nuôi, với thức ăn là các côn trùng nhỏ như ruồi muỗi.


Trong văn hóa dân gian, liu điu xuất hiện trong câu tục ngữ được nhiều người
Việt Nam biết đến: “Trứng rồng lại nở ra rồng / Liu điu lại nở ra dòng liu điu”.

Cập nhật: 25/07/2024 Theo Kien Thuc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video