Càng ngủ nhiều tuổi thọ càng bị rút ngắn

Vào tháng 4/2021, nghiên cứu "Mối liên hệ giữa thời lượng, chất lượng giấc ngủ với bệnh tim mạch và tỷ lệ tử vong" bởi nhóm nhà khoa học đứng đầu là Chun Shing Kwok được công bố trên tạp chí “Y học giấc ngủ”. Kết quả chỉ ra, nguy cơ tử vong hoặc biến chứng tim mạch ở những người đi ngủ sớm tăng 29% so với người bình thường (bắt đầu đi ngủ từ 10 đến 12 giờ đêm).

Liệu sự thật có phải như vậy? Việc đi ngủ sớm trước nay luôn được khuyến khích có thực sự làm tăng nguy cơ tử vong không? Hãy cùng tìm hiểu những nghiên cứu dưới đây.

1. Ngủ ít hay nhiều đều không tốt

Cụ thể, các chuyên gia đã điều tra mối liên hệ giữa thời lượng giấc ngủ với bệnh tim mạch và tỷ lệ tự vong dựa trên 74 nghiên cứu từ năm 1970 đến 2017, bao gồm 3,3 triệu người tham gia.

Tuy nhiên, đây chỉ là một nghiên cứu dịch tễ học. Nghiên cứu dịch tễ học chỉ có thể chỉ ra mức độ liên quan của hiện tượng được quan sát chứ không thể chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện liên quan.

Trong nghiên cứu này, nguyên nhân chính gây tử vong vẫn được xác định là mỡ máu cao, đường huyết cao hoặc các bệnh mãn tính khác. Các chuyên gia nhận thấy ngủ hơn 8 tiếng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Con số tăng lên 17% nếu ngủ 9 tiếng và tăng 23% nếu ngủ 10 tiếng.


Các chuyên gia nhận thấy ngủ hơn 8 tiếng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Họ cũng tìm thấy mối liên hệ giữa thời gian ngủ càng dài thì nguy cơ tử vong sớm càng tăng, cụ thể là tăng 23% trong 9 giờ, tăng 52% trong 10 giờ và tăng 66% nếu ngủ 11 giờ.

Thời gian ngủ dưới 7 giờ cũng có mối liên hệ với tỷ lệ đột quỵ, mặc dù ở mức độ thấp hơn. Ngủ 5 tiếng cho thấy nguy cơ đột quỵ tăng 29%, và con số có thể chạm đến 41% khi ngủ 10 tiếng.

Vậy nghiên cứu này dựa trên yếu tố gì để chỉ ra mối liên hệ giữa việc đi ngủ sớm và nguy cơ tử vong tăng cao?

Sau khi phân tích kỹ càng và chuyên sâu, các nhà khoa học đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc đi ngủ sớm và nguy cơ tử vong, xảy ra biến chứng tim mạch.

Vì vậy, sau khi phân tích kỹ càng, có thể nhận thấy nguyên nhân thực sự dẫn đến nguy cơ tử vong và nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch cao của những người đi ngủ sớm có mối liên hệ nhất định đến sự kém phát triển của nền kinh tế và sự thiếu hụt sự chăm sóc y tế hiện đại.

2. Thời gian ngủ càng dài càng tốt?

Ngủ quá ít gây ra nhiều tác hại khôn lường đến sức khỏe. Vậy điều ngược lại - ngủ nhiều, có khiến cơ thể khỏe mạnh?

Một nghiên cứu chung do Đại học Keele, Vương quốc Anh chủ trì đã tiến hành phân tích toàn diện mối liên hệ giữa giấc ngủ và sức khỏe của 3 triệu người. Kết quả nghiên cứu cuối cùng phát hiện ra rằng những người ngủ trung bình 10 giờ mỗi đêm có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 30% so với những người chỉ ngủ 8 giờ.

Ngoài ra, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, ngủ càng nhiều cũng sẽ càng gây ra nhiều gánh nặng cho cơ thể như: dễ mắc bệnh tiểu đường, ảnh hưởng đến huyết áp, dễ mắc ung thư, đặc biệt là người ngủ ngáy và thừa cân. Ngoài ra, việc ngủ quá nhiều còn gây ức chế chức năng hệ thần kinh và suy giảm trí nhớ. Như vậy có thể thấy, ngủ quá nhiều cũng gây hại đến sức khỏe.

Vậy thời gian ngủ bao lâu là hợp lý? Làm thế nào để có một giấc ngủ chất lượng?

Theo nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau, Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia của Hoa Kỳ đã tổng kết các khuyến nghị mới về giấc ngủ cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Cụ thể như sau:

  • Đối với giấc ngủ ban đêm, hầu hết người trưởng thành có thể ngủ 7-9 giờ mỗi ngày;
  • Những người trên 65 tuổi ngủ ít hơn là điều bình thường,
  • Trẻ vị thành niên và trẻ nhỏ cần ngủ nhiều hơn.

Tất nhiên, thời gian trong bảng chỉ mang tính chất tham khảo. Giám đốc bệnh viện Liên kết 2 thuộc Đại học Nam Xương, ông Lưu Hảo chỉ ra rằng nhìn chung thời gian ngủ bình thường của mọi người là 7 tiếng rưỡi và không dưới 6 tiếng rưỡi. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ. Nếu bạn có một giấc ngủ ngắn nhưng đủ sâu để cơ thể phục hồi năng lượng, bạn không cần phải ép mình ngủ lâu thêm.


Ngủ càng nhiều cũng sẽ càng gây ra nhiều gánh nặng cho cơ thể.

3. Chất lượng quan trọng hơn thời gian ngủ

Giấc ngủ là nhân tố liên quan mật thiết đến sức khỏe. So với thời gian ngủ, chất lượng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trực tiếp hơn. Nếu chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo, các chức năng của cơ thể sẽ không thể hoạt động bình thường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống.

Nếu bạn thường xuyên đêm thức đêm, ngủ bù vào ban ngày, ngủ bù vào cuối tuần; áp lực công việc cao, buổi tối phải tăng ca, giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn... Thật không may, đây chính là hiện tượng ngủ vặt, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe.

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, nên đặc biệt chú ý những yếu tố sau:

  • Tư thế ngủ: Đối với người bình thường, nằm bên trái, nằm ngửa, nằm bên phải đều là những tư thế ngủ tốt cho sức khỏe. Đối với những người bị bệnh tim, cao huyết áp cần tránh ép tim, chọn nằm nghiêng về bên phải sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.
  • Không gian ngủ: Phòng ngủ nên tối, yên tĩnh, cố gắng không đặt quá nhiều đồ điện trong phòng ngủ. Khi ngủ không nên đeo vòng tay, nhẫn, dây chuyền, răng giả,… để tránh nguy cơ giấc ngủ bị gián đoạn.
  • Giờ giấc ngủ: Bất kể là kiểu người cú đêm hay kiểu người ngủ sớm dậy sớm cũng nên cân bằng đồng hồ sinh học của bản thân, làm việc và nghỉ ngơi điều độ. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất với sức khỏe.

Giấc ngủ là nền tảng của sự sống. Đừng nhẹ dạ tin rằng việc bổ sung thêm thời gian ngủ sẽ có tác dụng tốt với sức khỏe mà quên đi chất lượng giấc ngủ.

Cập nhật: 01/06/2023 PNVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video