Cảnh giác thứ nguy hiểm có mặt ở khắp nơi khi thời tiết nồm ẩm kéo dài

Nấm mốc chính là thứ ai cũng cần lưu ý khi thời tiết nồm ẩm kéo dài vì nó có thể gây ung thư.

Khu vực miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội đang trải qua giai đoạn nồm ẩm kéo dài, với độ ẩm không khí tăng cao, kèm theo mưa phùn, sương mù. Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hình thái thời tiết này có thể sẽ còn kéo dài đến hết tháng 4 năm nay.

Bên cạnh những trở ngại cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày như mưa phùn khiến di chuyển khó khăn, giao thông ùn tắc, sương mù khiến nguy cơ xảy ra tai nạn tăng cao... thời tiết nồm ẩm còn gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà bạn khó có thể lường trước.

Nấm mốc từ đâu mà có, tác hại ra sao?

Nấm mốc là chất được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt kê trong danh sách những chất gây ung thư hàng đầu, độc gấp 68 lần so với asen (thạch tín).

Chúng thường phát triển trong điều kiện ẩm ướt, ấm áp, chủ yếu là xung quanh vòi hoa sen, máy rửa bát, máy giặt, trong phòng bếp... hoặc tại những khu vực có điều kiện sống ẩm thấp.

Song vào mùa xuân, khi độ ẩm trong không khí tăng cao và tình trạng nồm ẩm xảy ra ở gần như mọi nơi, nấm mốc càng trở nên nguy hiểm hơn, và cần được phát hiện sớm trước khi chúng sinh sôi quá mạnh.


Nấm mốc là kẻ thù nguy hiểm với sức khỏe con người cần được phát hiện và xử lý sớm. (Ảnh: IAQ).

Nấm mốc sinh sản bằng cách tự phân đôi, tạo ra các bào tử và phát tán vào không khí. Đây cũng là thành phần chủ yếu của bụi trong nhà, nơi làm việc.

Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy khi con người liên tục tiếp xúc với môi trường nấm mốc trong một thời gian dài, sẽ rất có hại cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ ung thư, thậm chí gây tử vong.

Nhóm người có nguy cơ lớn gặp vấn đề về sức khỏe do ẩm mốc là trẻ em, người cao tuổi và người có sức đề kháng kém. Người mắc một số bệnh như xơ nang, viêm phổi mạn tính có thể bị nhiễm trùng hệ miễn dịch nếu hít phải một số loại nấm mốc nhất định.

Khi hít phải nấm mốc, cơ thể có phản ứng tương tự như hít phải bụi, phấn hoa,... Các bào tử nấm mốc hình thành với số lượng lớn sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe như dị ứng, bệnh hô hấp với các triệu chứng như hắt hơi, nhức ngứa mắt, đau đầu, mệt mỏi, đau khớp, nổi mề đay, ho, hen suyễn, buồn nôn...

Một số loại nấm mốc còn sản sinh ra độc tố mycotoxin - gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người và động vật. Tiếp xúc với độc tố mycotoxin với nồng độ cao có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh, thậm chí gây tử vong.

Nấm mốc trú thường trú ẩn ở đâu?


Nấm mốc dễ bắt gặp nhất ở các góc tường, khớp gạch, rèm phòng tắm, nhà bếp, bên trong các tủ, chạn, khay chứa rác... (Ảnh: DIY Mold Test).

Nấm mốc sống được trong cả môi trường nhiệt độ cao và ẩm ướt. Do đó, phòng tắm là nơi dễ dàng trở thành nơi trú ngụ của nấm mốc. Nó có thể xuất hiện ở các góc tường, khớp gạch, rèm phòng tắm...

Bên cạnh phòng tắm, khu bếp cũng là nơi thường xuyên có sự xuất hiện của nấm mốc, điển hình như trong bồn rửa, khay chứa rác, hay bên trong các tủ bếp, chạn bếp…

Ngoài ra, cửa tủ lạnh cũng là một vị trí ưa thích của nấm mốc. Khảo sát của Đại học Arizona cho thấy xác suất phát hiện nấm mốc trong vòng đệm của cửa tủ lạnh là 83%. Mỗi lần cửa tủ lạnh được mở, phạm vi phát triển của nấm mốc lại được lan rộng.

Ngăn ngừa nấm mốc thế nào?

Để ngăn ngừa nấm mốc, bạn đọc có thể cân nhắc sử dụng những loại sơn có khả năng chống thấm, từ đó giúp hạn chế được tình trạng nấm mốc xuất hiện trên vách tường.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, nhất là các khu vực dễ bị đọng nước vì đây là khu vực tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển rất mạnh.

Ngoài ra, để đối phó với kiểu thời tiết nồm ẩm dẫn tới nấm mốc, bạn cũng có thể sử dụng các thiết bị lọc không khí, hút ẩm, máy điều hòa, thậm chí là máy sưởi.


Nấm mốc rất dễ sinh sôi nảy nở trong điều kiện trời nồm ẩm kéo dài. (Ảnh: Getty).

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hiện tượng nồm ẩm có thể trở nên tồi tệ hơn nếu bạn xử lý không đúng cách.

Một trong những sai lầm điển hình mà nhiều người mắc phải là bật quạt với hy vọng sẽ làm khô được các giọt nước trong không khí, sàn nhà. Tuy nhiên dù đã đóng kín cửa, biện pháp này là hoàn toàn không hiệu quả.

Lý do là bởi hơi lạnh từ quạt thổi ra không những không thổi bay hơi nước, mà còn làm cho không khí ẩm hơn do quá trình ngưng kết mạnh hơn, từ đó dẫn đến nước đọng lại càng nhiều hơn, ẩm mốc càng dễ sinh sôi.

Nhiều người cũng thấy nền nhà ướt bẩn thì tích cực lau, nhưng thực tế là làm như vậy càng làm cho sàn nhà thêm ướt, lâu khô hơn.

Đó là bởi khi lau nhà, chúng ta đã vô tình làm cho nhà thêm ướt, và tăng thêm độ ẩm vốn có. Lúc này, cần dùng khăn khô lau ở những vùng tụ nước sẽ có hiệu quả hơn.

Cập nhật: 09/02/2023 Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video