"Cây cô đơn nhất thế giới" nắm giữ bí mật lớn

Các nhà khoa học New Zealand tin rằng cây vân sam "cô đơn nhất thế giới" của nước này có thể tiết lộ nhiều điều về Nam Đại Dương, một trong những bể chứa carbon lớn trên thế giới.

Cây vân sam Sitka trên đảo Campbell cao 9 m, được Tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness công nhận là "cây cô đơn nhất" trên hành tinh. Đây là cây duy nhất trên đảo Campbell lộng gió nằm trên Nam Đại Dương. Trong khu vực 222km xung quanh đó không có cây nào khác.

Cây gần nhất của cây vân sam Sitka này phát triển trên quần đảo Auckland, New Zealand, theo Guardian.

Với các nhà sinh vật học, cây vân sam Sitka được xem là một loài xâm lấn, làm mất đa dạng sinh học của vùng. Nhưng với tiến sĩ Jocelyn Turnbull, nhà khoa học tại GNS Science (New Zealand), cây này có thể là một công cụ có ích để lý giải những gì đang xảy ra với quá trình hấp thụ CO2 ở Nam Đại Dương.

Tiến sĩ Turnbull cho biết: “Trong số lượng CO2 mà chúng ta tạo ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, chỉ có khoảng một nửa được giữ lại ở khí quyển, nửa còn lại đi vào đất liền và đại dương”.

“Nam Đại Dương - một trong những bể chứa carbon của thế giới - đã chiếm khoảng 10% tổng lượng khí thải mà chúng ta đã tạo ra trong 150 năm qua”, bà nói.


Cây vân sam Sitka được Tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness công nhận là "cây cô đơn nhất" trên hành tinh. (Ảnh: GNS Science).

Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Turnbull tập trung vào mối quan hệ giữa hấp thụ carbon của Nam Đại Dương với hiện tượng nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, các phương pháp lấy mẫu CO2 hiện tại vẫn có một số hạn chế.

“Chúng tôi đã nảy ra ý tưởng sử dụng vòng cây. Thực vật khi lớn lên sẽ hấp thụ khí CO2 thông qua quá trình quang hợp và nhờ quá trình này để phát triển các cấu trúc của cây. Do vậy, cacbon từ không khí kết thúc trong các vòng cây".

Cây cối ở khu vực Nam Đại Dương rất hiếm. Do đó, cây vân sam Sitka có thể là nguồn cung cấp dữ liệu tốt cho nhóm nghiên cứu.

"Nó phát triển nhanh hơn rất nhiều so với bất kỳ thứ gì khác (trong khu vực). Đồng thời, các vòng của cây này lớn hơn, dễ dàng tách ra và lấy số liệu hơn", tiến sĩ Turnbull nhận định.

Sử dụng máy khoan cầm tay, bà Turnbull đã trích xuất một mẫu lõi 5 mm từ cây vân sam này vào năm 2016 nhưng kết quả vẫn chưa được công bố.

Bà Turnbull nói: “Để đi từ vịnh (tới cái cây), bạn phải đi qua những con hải cẩu, sư tử biển, chim cánh cụt và chim hải âu. (Cái cây) trông không hề cô đơn. Thực ra nó trông khá mãn nguyện”.

Cập nhật: 08/09/2022 Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video