Cấy ghép tế bào beta của con người vào chuột, chữa khỏi bệnh tiểu đường

Các nhà nghiên cứu mong rằng những thực nghiệm ở người trong tương lai gần cũng sẽ gặt hái được kết quả tương tự.

Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu thành công trong việc chuyển hóa tế bào gốc đa năng thành loại tế bào tuyến tụy beta. Tế bào đã chuyển hóa được cấy vào cơ thể của những con chuột mắc bệnh tiểu đường và ngăn chặn hoàn toàn mầm mống của căn bệnh.

Dù chưa được thực nghiệm ở người, kết quả ban đầu này thực sự rất có ý nghĩa vì sự thiếu hụt của tế bào beta chính là căn nguyên của bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học chỉ cần tìm ra cách cấy ghép tế bào beta này vào cơ thể bệnh nhân một cách an toàn và như vậy con người sẽ không phải lo lắng về căn bệnh tiểu đường nữa. Khác với những thuốc điều trị hiện nay, phương pháp sử dụng tế bào beta thực sự sẽ có khả năng chữa khỏi hoàn toàn một số dạng căn bệnh tiểu đường tận gốc.


Bệnh tiểu đường nói một cách đơn gản là sự giảm chức năng hoạt động của tế bào beta ở tuyến tụy.

Trưởng nhóm nghiên cứu Ronald Evans cho biết: "Phát hiện này giúp chúng ta nhân số lượng tế bào có thể được cấy ghép cho bệnh nhân đến mức vô cùng sử dụng tế bào từ chính bệnh nhân".

Bệnh tiểu đường nói một cách đơn gản là sự giảm chức năng hoạt động của tế bào beta ở tuyến tụy. Các dạng tiểu đường được phân chia dựa vào lý do sự giảm chức này xảy ra. Bạn mắc tiểu đường loại 1 khi các tế bào beta của bạn chết dần. Khi mắc tiểu đường loại 2, điều này có nghĩa là những tế bào beta không thực hiện chức năng ban đầu của chúng.

Trong cả 2 trường hợp cơ thể bạn sẽ tiết ra một lượng insulin thiếu thốn, không đủ để đảm bảo việc điều tiết glucose trong máu. Từ lâu các nhà nghiên cứu đã cấy ghép những tế bào khỏe mạnh vào cơ thể mắc bệnh và bây giờ, có vẻ họ đã thực sự thành công (dù mới chỉ ở các "bệnh nhân" chuột).

Trong nghiên cứu của mình tại Viện Salk ở California, Hoa Kỳ, các nhà khoa học đã cấy ghép tế bào beta của con người vào cơ thể của những con chuột mắc bệnh tiểu đường loại 1. Họ đã rất vui mừng khi quan sát thấy các dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoàn toàn biến mất. Dù trong thí nghiệm của mình, các nhà nghiên cứu đã phải kìm hãm sự hoạt động của hệ miễn dịch của chủ thể để đảm bảo những tế bào mới này không bị đào thải, khi thực hiện thí nghiệm này ở người, việc này sẽ không còn là cần thiết vì họ sẽ sử dụng chính tế bào gốc ở bệnh nhân để nhân giống tế bào beta khỏe mạnh mới.


Thử nghiệm trên người sẽ bắt đầu trong vài năm tới.

Dĩ nhiên đây không phải là lần đầu các nhà khoa học nỗ lực nhân bản tế bào beta nhằm chữa khỏi bệnh tiểu đường, bí quyết thành công của lần thực nghiệm này nằm ở loại protein mang tên ERRy. Các phân tử này có vai trò kích hoạt tế bào tuyến tụy sản xuất insulin dựa vào lượng glucose trong máu như tế bào beta tự nhiên, thay vì sản xuất insulin một cách thiếu kiểm soát. Ngoài ra, loại tế bào này được nhân bản sử dụng tế bào gốc chuyển hóa từ tế bào da của bệnh nhân thay vì được lấy trực tiếp từ phôi thai.

Điều gây thất vọng ở đây là phương pháp không thực sự có khả năng chữa khỏi tất cả các dạng tiểu đường. Những ca bệnh có căn nguyên di truyền có thể sẽ tái phát bệnh sau một thời gian. Không chỉ thế, tiểu đường dạng 2 sẽ khó điều trị hơn loại 1 vì lượng tế bào beta hỏng dù không thực hiện được chức năng của mình vẫn tồn tại trong cơ thể bệnh nhân.

Thử nghiệm trên người sẽ bắt đầu trong vài năm tới và khi đi vào hoạt động và sẽ có có chi phí không quá cao.

Cập nhật: 22/04/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video