Cấy tế bào gốc của khỉ chữa thành công bệnh tim

Các nhà khoa học ở Nhật Bản đã sử dụng các tế bào cơ tim có nguồn gốc từ tế bào gốc của một con khỉ để chữa trị cho những quả tim bị bệnh của 5 con khỉ khác.

Thành tựu này đang ngày càng chứng minh được tính hiệu quả của phương pháp sử dụng tế bào gốc từ người hiến tặng tim để phục hồi cùng một lúc nhiều trái tim bị bệnh của các bệnh nhân khác. Điều này hứa hẹn làm giảm đáng kể thời gian và chi phí khi so sánh với các phương pháp thông thường.

Liệu pháp sử dụng tế bào gốc để điều trị các vấn đề về tim không phải là hoàn toàn mới. Nhưng ở giai đoạn trước, kỹ thuật này phải lấy tế bào từ chính bệnh nhân cần phải điều trị, vì thế sẽ rất tốn kém.

Ngoài ra, tế bào gốc có thể được lấy từ phôi thai người. Tuy nhiên phương pháp này đang gây ra tranh cãi vì phôi thai có thể bị phá hủy.


Những con khỉ mắc bệnh tim giờ đã khỏe mạnh trở lại. (Nguồn ảnh: sciencealert).

Nếu các kỹ thuật mới này được các nhà nghiên cứu tại Đại học Shinshu, Nhật Bản chứng minh là có thể được áp dụng ở người thì chúng ta sẽ có thể vượt qua được những bất cập khi sử dụng trong liệu pháp tế bào gốc trong tương lai. Bằng cách phát triển một nguồn tài nguyên tế bào gốc dự trữ từ những người hiến tặng, ngân hàng tế bào gốc sẽ sẵn sàng giúp đỡ rất nhiều bệnh nhân cùng lúc.

"Một ngân hàng tế bào gốc sẽ có thể hỗ trợ cho nhiều bệnh nhân với thời gian rất nhanh. Ở phương pháp cũ, các bệnh nhân cần phải lấy ra tế bào của chính mình, nuôi cấy và chờ cho chúng hoàn tất quá trình phân bào", thời lời nhà nghiên cứu Sian Harding đến từ trường Đại học hoàng gia London tại Anh Imperial College London tại Anh cho biết.

Trong công trình nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu tạo ra một tế bào gốc toàn năng được lấy từ tế bào da của một con khỉ. Sau đó, họ tiêm các tế bào này vào các khu vực bị hư hỏng trong quả tim của 5 con khỉ khác đã từng trải qua ít nhất một cơn đau tim.

Tất nhiên, một trong những nguy cơ của việc sử dụng tế bào hiến tặng là cơ thể của người nhận sẽ từ chối và tiến hành đào thải thông qua phản ứng miễn dịch. Để giải quyết nguy cơ bị đào thải, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một loại protein do hệ miễn dịch tạo ra được gọi là tế bào tương thích mô phức tạp (MHC).

"Ngoài việc điều trị hàng ngày bằng thuốc ức chế miễn dịch methylprednisolone và tacrolimus, chúng tôi kết hợp thêm phương pháp tiêm MHC để hệ miễn dịch có thể nhận diện ra các tế bào gốc ngoại lai", theo lời của một trong những nhà nghiên cứu, ông Yuji Shiba cho biết.

Sau khi theo dõi những con khỉ tiếp nhận tế bào gốc trong khoảng thời gian 12 tuần, các nhà khoa học nhận thấy chúng không có dấu hiệu đào thải tế bào và các quả tim bị bệnh đã được cải thiện khả năng co bóp một cách rõ rệt.

Tuy nhiên, có một tác dụng phụ đáng chú ý. Những con khỉ này xuất hiện một sự gia tăng nhịp tim bất thường. Tình trạng này được gọi là rối loạn nhịp tim. Nhưng nhóm nghiên cứu cho biết họ tin rằng tình trạng này không gây ra bất kỳ nguy cơ sức khỏe nào nghiêm trọng.

Cập nhật: 17/10/2016 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video