Có thể tạo thú lai người?

Khoa học hiện đại đã có thể tạo phôi lai người - thú, và một dự án tạo sinh vật lai như trong thần thoại Hy Lạp đang được xem xét cẩn trọng.

Trong thần thoại Hy Lạp, Chimera là quái vật lai giữa sư tử, dê và rắn. Chúng không tồn tại trên thực tế, nhưng việc trộn lẫn và lai ghép các sinh vật là ý tưởng có thể trở thành hiện thực. Điều này đang khiến các nhà đạo đức học lo lắng.


Quái thú lai trong thần thoại hy lạp.

Tuần trước, Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ (NIH) đã đề xuất một chính sách mới cho phép tài trợ các nhà khoa học tạo ra Chimera. Bằng công nghệ di truyền học, Chimera có thể hình thành khi tế bào gốc của người kết hợp với các tế bào của các loài động vật khác và phát triển thành động vật lai người.

Trước đó vào tháng 9, NIH đã tạm ngừng tài trợ các loại nghiên cứu kiểu này để cân nhắc về mặt đạo đức của việc tạo ra động vật có thể mang bộ phận con người. Những người ủng hộ thì cho rằng nghiên cứu có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn bệnh tật của con người và tìm ra những cách chữa bệnh mới.

Để nắm kỹ hơn về tất cả các vấn đề đạo đức này, người dẫn chương trình All Things Considered Ray Suarez đã có cuộc nói chuyện với Insoo Hyun, một giáo sư đạo đức sinh học và triết học tại Đại học Case Western Reserve.

Hiện tại, luật chỉ cho phép chuyển tế bào gốc của người vào phôi thai động vật (trừ phôi linh trưởng) trong 14 ngày, và loại hình nghiên cứu này sẽ được xem xét chặt chẽ.


Tạo hình thú lai người.

Lý do lo lắng

Phần lớn quan ngại là về vấn đề bảo vệ động vật. Chúng ta không biết chính xác các thí nghiệm này sẽ khiến các con vật phải chịu đựng thế nào. Có một mối lo khác lớn hơn về mức độ trộn lẫn giữa người – động vật có thể dẫn tới những con vật bị biến dạng. Nhân đạo là thứ không thể đùa giỡn và ranh giới tốt xấu rất mỏng manh, bất kể giá trị nghiên cứu của chúng lớn tới đâu.

Cá nhân Hyun ủng hộ các nghiên cứu lai tạo, nhưng phải có một vài điều kiện cụ thể, đó là khi nó có giá trị khoa học và không có cách nào khác để thực hiện thí nghiệm ngoài cách tiếp cận đặc biệt này. Vậy nên Hyun cho rằng nên chỉ định dựa trên từng trường hợp và cần thực hiện nghiêm túc nhất là khi có sự quan sát của công chúng.


Trong bức ảnh này, một giáo sư đang cầm khay đựng tế bào gốc tại trường Đại học Connecticut.

Những khám phá gần đây

Mới đây, các nhà nghiên cứu đã đưa tế bào thần kinh đệm của người - một phần của tế bào não - vào chuột. Họ phát hiện ra rằng những con chuột này có thể tìm đường ra khỏi mê cung nhanh hơn gấp hai lần chuột thường và có trí nhớ tăng gấp đôi.

Điều này đã gây được sự chú ý trong vài năm gần đây, và có thể là một dấu hiệu báo trước cho những mối quan ngại của số đông nhất là khi tiến xa hơn với nhiều loài động vật bậc cao hơn là động vật gặm nhấm.

Về ý tưởng tạo ra điều gì đó không tồn tại trong tự nhiên


Mô tả phương thức trộn lẫn tế bào 2 loài khác nhau.

Huyn nghĩ đây là mối bận tâm chính của công chúng. Nhiều người cho rằng sẽ có nhiều hậu quả khó đoán khi tạo ra một sinh vật hoàn toàn mới. Đây là nỗi lo rất hợp lý. Mỗi khi có một phát kiến gì đó thì người ta thường lo lắng về ứng dụng của nó. Từ đó, Hyun cho rằng nghiên cứu này cần được theo dõi chặt chẽ về mặt thể chế bởi các ủy ban giám sát. Họ sẽ không bao giờ cho phép một con Chimera đi rời khỏi phòng thí nghiệm và lang thang trên đường phố.

Hội đồng xét duyệt vạch ra giới hạn thế nào?

Theo Hyun, Hội đồng xét duyệt nên có một hồ sơ theo dõi và lịch sử giám sát cả nghiên cứu về phôi người và động vật, sau đó chỉ ra cách thức tiếp cận đúng đắn nhất. Đó sẽ là bước khởi đầu của nghiên cứu chimera.

Cập nhật: 11/08/2016 Theo Dân Việt
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video