Cấy thành công âm đạo nhân tạo cho phụ nữ

Các nhà khoa học đã "nuôi cấy" thành công âm đạo trong phòng thí nghiệm và cấy ghép chúng cho 4 nữ bệnh nhân ở tuổi vị thành niên.

Theo các nhà nghiên cứu đến từ Viện Y học tái sinh thuộc Trung tâm Y tế Wake Forest (Mỹ), 4 nữ bệnh nhân vị thành niên đã được cấy ghép thành công các âm đạo nhân tạo phát triển từ chính tế bào của họ. Ở thời điểm diễn ra các cuộc phẫu thuật từ tháng 6/2005 đến tháng 10/2008, các bệnh nhân đang trong độ tuổi từ 13 - 18.

Toàn bộ dữ liệu theo dõi thường niên, tới tận 8 năm sau phẫu thuật cho thấy, các bộ phận sinh dục nhân tạo đều hoạt động bình thường. Viết trên tạp chí The Lancet, tiến sĩ Anthony Atala, người đứng đầu dự án, tuyên bố: "Nghiên cứu thử nghiệm này là công trình đầu tiên cho thấy, âm đạo có thể được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và sử dụng ở người".


Ảnh chụp cộng hưởng từ cho thấy âm đạo nhân tạo bên trong cơ thể bệnh nhân. (Ảnh: CNN)

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng cơ và các tế bào biểu mô (những tế bào lót các khoang của cơ thể) thu được từ một sinh thiết nhỏ đối với bộ phận sinh dục bên ngoài của mỗi bệnh nhân, để phát triển âm đạo cho họ. Các tế bào sau đó được trích lấy từ các mô, giãn rộng và đặt lên một vật liệu phân hủy sinh học trong khuôn hình âm đạo. Mỗi khuôn âm đạo được chỉnh sửa sao cho phù hợp với từng bệnh nhân.

Khoảng 5 - 6 tuần sau khi sinh thiết, các bác sĩ phẫu thuật tạo một đường ống vào khung xương chậu của bệnh nhân và khâu khuôn âm đạo vào cấu trúc sinh dục.

Nghiên cứu trước đây trong phòng thí nghiệm của tiến sĩ Atala cho thấy, khi khuôn chứa tế bào đã được cấy ghép vào cơ thể, các dây thần kinh và mạch máu hình thành, các tế bào bành trướng và hình thành mô. Đồng thời, vật liệu làm khuôn chứa tế bào được cơ thể hấp thụ, hình thành cấu trúc nâng đỡ vững chắc và dần thay thế khuôn nhân tạo bằng một bộ phận mới.

Âm đạo nhận tạo đã được cấy ghép cho những phụ nữ mắc chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser (MRKH) bẩm sinh, một rối loạn gene hiếm gặp khiến chủ thể không có hoặc không phát triển đầy đủ âm đạo và tử cung. Tuy nhiên, các chuyên gia hy vọng, phương pháp này cũng có thể áp dụng để điều trị tái tạo cho những bệnh nhân bị ung thư hoặc tổn thương âm đạo.

Theo Vietnamnet, Daily Mail
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video