'Chấn động ở Hà Nội có liên quan tới động đất Nhật Bản'

Theo tiến sĩ Nguyễn Đình Xuyên, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, chấn động ở Hà Nội tối 24/3 là hệ quả của chuỗi tác động từ sau trận động đất mạnh 8,9 độ richter ở Nhật Bản.

Ông đánh giá thế nào về trận động đất hôm 24/3 tại Myanmar?

Trận động đất này nằm trên đứt gãy Miến Điện - Vân Nam (Trung Quốc), chảy xuống biên giới Lào - Thái. Đứt gãy này hoạt động khá mạnh, có thể gây ra động đất 7-7,5 độ richter. So sánh về cường độ, trận động đất này mạnh hơn cả đứt gãy hoạt động mạnh nhất của Việt Nam (ở vùng Sơn La, Sông Mã, Lai Châu) vốn chỉ có thể gây động đất mạnh 6,5-7 độ richter.

Liên tiếp trong vài ngày, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ gần Việt Nam như Philippines, Đài Loan, Myanmar xảy ra động đất mạnh. Tiến sĩ có thể lý giải về điều này?

Tôi cho rằng, đây là hệ quả của trận động đất tại Nhật Bản hôm 11/3. Trận động đất này xảy ra sau một quá trình tích lũy năng lượng khi mảng Bắc Mỹ chuyển động chui xuống phía dưới mảng Thái Bình Dương. Sự dịch chuyển của mảng địa tầng trong trận động đất 8,9 độ richter này đã đâm sâu vào vỏ trái đất. Vụ va chạm có thể ví như một cú đấm, gây chấn động khắp vỏ trái đất.

Hệ quả của vụ va chạm này có tác động kích thích đối với quá trình tích lũy năng lượng tại một số đới đứt gãy. Chu kỳ động đất ở các khu vực phát sinh động đất vì thế có thể được đẩy nhanh vài chục năm. Thế nên tại Đài Loan, Philippines ngày 20/3 xảy ra động đất mạnh 5,9 độ richter và Myanmar là 6,8 độ richter hôm 24/3. Có thể không nếu không có trận động đất ở Nhật Bản, các trận động đất đó vẫn xảy ra, nhưng không phải tại thời diểm này.

Trong vài tháng tới, những trận động đất có mức độ vừa phải cỡ 5 độ richter hoặc hơn vẫn có thể xảy ra với tần suất dày ở nhiều nơi trên thế giới.


Theo tiến sĩ Nguyễn Đình Xuyên, trận động đất khủng khiếp ở Nhật Bản đã có tác động tới các
đới đứt gãy, đẩy nhanh chu kỳ động đất tại những khu vực này.
Ảnh hai trận động đất ở Nhật
Bản và Myanmar: Googlemaps.

Trong trận động đất tối 24/3, cùng là nhà cao tầng, vì sao một số khu ở Hà Nội người dân không cảm nhận thấy?

- Hà Nội nói chung có nền đất yếu, trừ Sóc Sơn. Trong đó, khu vực nội thành thuộc dạng “trung bình Hà Nội”, tức là yếu so với các địa phương khác. Ngoài ra, vùng phía nam thành phố thuộc dạng nền “rất yếu”. Vì thế, trong trận động đất ở Myanmar tối 24/3, khu vực cảm nhận ảnh hưởng rõ ràng nhất là Hoàng Mai, Thanh Trì. Tôi ở Long Biên không thấy mọi người phản ánh gì.

Nói chung, nếu động đất xảy ra ở đâu đó ảnh hưởng tới Việt Nam thì Hà Nội sẽ chịu tác động mạnh hơn một cấp do nền đất yếu. Theo tính toán của tôi, với khoảng cách và cường độ trận động đất ở Myanmar, chấn động ở Hà Nội là cấp 4 (theo thang MSK-64), cộng trừ 0,2 cấp. Trong khi đó, cùng khoảng cách nhưng ở các địa phương khác chỉ khoảng cấp 3.

Theo Viện Vật lý địa cầu, Hà Nội nằm trên hai đứt gãy sông Hồng, sông Chảy được nhận định có thể xảy ra động đất mạnh nhất tới 6,5 độ richter. Nếu xảy ra, mức độ tác động sẽ như thế nào?

Năm 1285, chấn động mạnh cấp 8 do một trận động đất 5,5 độ richter đã làm gãy cả bia đá ở chùa Báo Thiên. Chu kỳ một trận động đất mạnh như thế khoảng 1.000 năm. Đối với một số khu vực ở Hà Nội có nền đất yếu, đất dọc theo sông, các bãi bồi, chấn động cực đại có thể lên tới cấp 9 (gây hư hại hoàn toàn nhà cửa; nền đất có thể bị nứt rộng 10 cm).

Nếu khả năng này xảy ra, những công trình cao tầng nằm trên khu vực đó không được thiết kế kháng chấn phù hợp sẽ bị đe dọa. Những ngôi nhà cũ nát có thể bị đổ.

Thực tế, vài chục năm gần đây, Hà Nội từng bị chấn động mạnh bởi các trận động đất như năm 1961, động đất ở Bắc Giang mạnh 5,6 độ richter, năm 1958 ở tỉnh Vĩnh Phúc mạnh 5,3 độ richter. Năm 1953-1954, một trận động đất mạnh 5,4 độ richter ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, nhưng gây chấn động ở Hà Nội tới cấp 8.

Tiến sĩ có kiến nghị gì đối với công tác dự báo, phòng tránh động đất ở nước ta?

Trước mỗi trận động đất lớn đều có giai đoạn “tiền chấn” khá dài, có thể là hàng chục năm. Đây là quá trình tích lũy năng lượng, có những chấn động nhỏ xảy ra. Một thời gian ngắn trước khi có động đất thực sự có một chấn động tương đối lớn, sau đó im ắng. Vì thế, để có thể dự báo, chúng ta cần có hệ thống trạm địa chấn được xây dựng khắp cả nước. Hiện chúng ta đã có 10 trạm nhưng theo tôi cần tăng thêm, đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Hồng vì đây là nơi tập trung đông dân cư, nhiều công trình xây dựng cao tầng.

Việc xây dựng các công trình, nhà cao tầng ở Hà Nội phải có thiết kế kháng chấn tối thiểu là cấp 7 (theo thang MSK-64). Ngoài ra, tùy thuộc vào nền đất có thể đến cấp 9 như vùng đất yếu dọc theo sông, bãi bồi. Đặc biệt, với những nhà cao hàng chục tầng thì phải có khảo sát riêng đối với nền địa chất tại nơi xây dựng.

Theo bản đồ phân vùng động đất tỷ lệ 1/25.000 nhằm phục vụ tính toán thiết kế kháng chấn cho các công tình xây dựng, nền đất Hà Nội được chia thành 27 loại nền cơ bản. Đặc trưng dao động của mỗi loại nền được xác định ứng với các chu kỳ lặp lại động đất 200 năm, 500 năm và 1.000 năm. Hà Nội cũng đã xây dựng quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn kh&aacu
Theo Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video