Chân dung các nữ phi hành gia nổi tiếng thế giới

Việc Trung Quốc lần đầu tiên đưa nữ phi hành gia lên vũ trụ một lần nữa chứng minh, phụ nữ hoàn toàn có khả năng hoàn thành các nhiệm vụ chinh phục không gian.

Theo số liệu thống kê chưa chính thức, cho tới nay, thế giới có hơn 50 nữ phi hành gia đến từ 7 quốc gia đã thực hiện các chuyến bay vào vũ trụ.

Dưới đây là chân dung những phi hành nổi tiếng nhất thế giới:


Bà Vladimirovna Tereshkova, quốc tịch Liên Xô (sinh ngày 6/3/1937) - nữ phi hành gia đầu tiên trong lịch sử thám hiểm vũ trụ của loài người. Vào ngày 16/6/1963, bà bay vào vũ trụ trên tàu Vostok 6, trong chuyến bay Chayka (Mòng biển) quanh quỹ đạo Trái đất 48 vòng với gần 3 ngày.


Bà Svetlana Savitskaya (sinh ngày 8/8/1948 tại Liên bang Nga) - nữ phi hành gia thứ hai bay vào không gian, 19 năm sau Vladimirovna Tereshkova. Bà bay trên tàu vũ trụ Soyuz T-7 lên Trạm không gian Salyut-7 vào năm 1982. Khi ở trên trạm không gian Salyut-7, Savitskaya là người phụ nữ đầu tiên thực hiện cuộc đi bộ trong không gian (ngày 25/7/1984). Bà đã đi ra ngoài trạm không gian Salyut-7 trong 3 giờ 35 phút.


Bà Sally Kristen Ride (sinh ngày 26/5/1951) - nữ phi hành gia đầu tiên của Mỹ bay vào không gian trong phi hành đoàn của tàu con thoi Challenger trên chuyến bay STS-7 ngày 18/6/1983. Trước đó đã có 2 phụ nữ người Liên Xô là Valentina Tereshkova bay vào không gian năm 1963 và Svetlana Savitskaya năm 1982.


Bà Shannon Matilda Well Lucid (sinh ngày 14/1/1943) - nữ phi hành gia người Mỹ đang giữ kỷ lục là người phụ nữ có thời gian sống và làm việc ngoài không gian lâu nhất. Năm 1996, bà đã sống và làm việc ngoài không gian với thời gian 188 ngày, trong đó có 179 ngày trong trạm vũ trụ MIR. Tổng cộng, bà đã thực hiện 5 chuyến bay lên không gian bằng các tàu con thoi: Discovery (1985), Atlantis (1989, 1991 và 1996) và Columbia (1993).


Bà Roberta Bondar (sinh ngày 4/12/1945) - tiến sĩ y khoa, nữ phi hành gia đầu tiên của Canada bay và vũ trụ. Bà được Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tín nhiệm trong lĩnh vực y khoa vũ trụ. Bà bay vào không gian trên tàu con thoi Discovery của NASA trong sứ mệnh STS-42 thực hiện các nhiệm vụ trong phòng thí nghiệm không gian IML-1 từ ngày 22-30/1/1992.


Bà Chiaki Mukai (sinh ngày 6/5/1952) - bác sĩ, nữ phi hành gia đầu tiên của Nhật và là nhà nữ du hành vũ trụ đầu tiên của Nhật thực hiện 2 chuyến bay vào không gian. Đó là sứ mệnh STS-65 vào tháng 7/1994 trên tàu con thoi Columbia (Mỹ) và sứ mệnh thứ hai STS-95 trong năm 1998 trên tàu con thoi Discovery (Mỹ). Tổng thời gian bà Mukai ở lại trong không gian là 28 ngày.


Bà Eileen Marie Collins (sinh ngày 19/11/1956), nữ phi công đầu tiên và nữ chỉ huy đầu tiên lái tàu con thoi của Mỹ. Tổng cộng bà đã có 38 ngày 08 giờ ngoài không gian, thực hiện 4 chuyến bay trên các tàu con thoi Discovery (nhiệm vụ STS-63, năm 1995), Atlantis (nhiệm vụ STS-84, năm 1997), Columbia (chỉ huy nhiệm vụ STS-93, năm 1999) và Discovery (nhiệm vụ STS-114, năm 2005).


Bà Claudie Haigneré (sinh ngày 13/5/1957), nữ phi hành gia đầu tiên của Pháp, từng làm việc tại Cơ quan vũ trụ châu Âu (1999-2002). Bà Haigneré ở trên Trạm không gian MIR trong vòng 16 ngày năm 1996. Năm 2001, bà Haigneré trở thành người phụ nữ châu Âu đầu tiên đặt chân Trạm Không gian quốc tế (ISS).


Cô Yi So-Yeon (sinh ngày 2/6/1978), nữ phi hành gia đầu tiên của Hàn Quốc, bay lên ISS trên tàu Soyuz TMA-12 của Nga vào ngày 8/4/2008. Cô là nữ phi hành gia châu Á thứ hai bay vào không gian sau bà Chiaki Mukai.


Nữ phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc - Lưu Dương, 33 tuổi, nữ phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video