Chất nổ lỏng dùng để khủng bố là gì?

Ngày 10/8 vừa qua, Cảnh sát Anh quốc đã phá vỡ một âm mưu khủng bố bằng chất nổ lỏng của tổ chức Al-Qaeda, mà mục tiêu là 10 chuyến bay thương mại từ Anh sang Mỹ, dẫn đến việc bắt giữ hàng chục can phạm, hầu hết là người Pakistan quốc tịch Anh. Vậy chất nổ lỏng là gì?

Chai, lọ đựng chất lỏng bị buộc phải bỏ lại ở sân bay Healthrow, London (Ảnh: CAND)

Kể từ khi nhà hóa học người Thụy Điển Nobel phát minh ra chất nổ (explosives), đến nay, nó ngày càng được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực quân sự, kinh tế (khai thác quặng mỏ, dầu khí, làm đường sá, phá chướng ngại vật...). Tất cả các chất nổ ấy đều hoạt động theo nguyên tắc cháy và phân hủy cực nhanh để giải phóng ra một năng lượng lớn. Chính sự cháy và phân hủy nhanh này tạo thành tiếng nổ với áp suất cao, có khả năng phá vỡ nhiều loại vật chất, còn năng lượng tạo thành sức nóng với rất nhiều khói.

Phần lớn chất nổ đều ở dưới dạng chất rắn như TNT, dynamite, hoặc dạng dẻo như C4. Để có thể nổ, nó phải được kích nổ bằng ngòi nổ nhằm tạo phản ứng cháy và phân hủy ngay tức thì. Tuy nhiên, năm 1847, trong quá trình chế tạo dynamite, các nhà hóa học nhận thấy rằng chất nitroglycerin, một thành phần có trong dynamite, cũng có thể nổ nhưng không cần đến ngòi kích nổ.

Nitroglycerin là hợp chất giữa acid và glycerin mà trong Y học, người ta đã biết khả năng làm giãn mạch máu của nó nếu hít phải, hoặc uống vào người. Vì thế, một thời gian dài, những bệnh nhân bị cơn đau thắt ngực, thường được các bác sĩ cho dùng glycerin dưới dạng uống, hoặc dán vào thành ngực (nitroderm)

Thành phần cấu tạo nên nitroglycerin bao gồm carbon, hydrogen, nitrogen và oxygen. Và vì các chất này kết nối với nhau không bền vững, nên nếu xảy ra một va chạm mạnh, các nguyên tử sẽ bị bẻ gãy để tạo ra dioxyt carbon, nước và oxygen. Sự bẻ gãy này mang tính dây chuyền, diễn ra trong vòng vài phần trăm giây. Chính vì thế, nitroglycerin là loại vật liệu nổ vô cùng nguy hiểm.

Nguy hiểm ở chỗ nó có dạng lỏng, hơi nhớt và trong suốt nên bọn khủng bố có thể cho nó vào trong những chiếc chai màu đục (như chai bia chẳng hạn) mà không một máy soi an ninh nào phát hiện ra. Rồi khi lên được máy bay và khi máy bay đang ở giữa bầu trời, bọn khủng bố chỉ cần đập mạnh những chiếc chai này vào thanh nhôm của khung ghế, hoặc bồn cầu bằng thép không gỉ trong phòng vệ sinh, là... nổ!

Theo Cảnh sát Anh, từ khoảng 10 năm qua, Al-Qaeda đã tập trung vào nghiên cứu, chế tạo những loại vật liệu nổ có thể mang lên máy bay mà không bị các thiết bị kiểm tra an ninh phát hiện. Mặc dù chất nổ lỏng mà Al-Qaeda đã sử dụng trong âm mưu khủng bố các chuyến bay thương mại từ Anh sang Mỹ chưa chắc đã là nitroglycerin, nhưng nó có thành phần hóa học tương tự.

Chất này có thể được trộn chung với một loại keo dán thông dụng là peroxide để tạo ra phản ứng hóa học, gây nổ, hoặc bọn khủng bố đã sử dụng hydrogen, peroxide, acetone và acid trộn lẫn với nhau để biến thành một hỗn hợp nổ lỏng, có tên là triacetone triperoxide. Cũng giống như nitroglycerin, triacetone triperoxide khi nổ sẽ sinh ra rất nhiều khí ozone và acetone. Nạn nhân nếu không chết vì sức nổ, cũng chết vì ngộ độc khói nếu ở trong phòng kín như trong thân máy bay chẳng hạn.

Ngoài ra, cũng theo Cảnh sát Anh, một loại nước uống tăng lực dùng trong thể thao, cũng có thể biến thành chất nổ nếu trộn chung nó với nước oxy già, và được kích nổ bằng máy nghe nhạc MP3, thường được biết đến dưới cái tên iPod, hoặc kích nổ bằng điện thoại di động. Vì thế, sau khi phá vỡ âm mưu khủng bố ngày 10/8, tất cả mọi hành khách đi máy bay từ Anh sang Mỹ và ngược lại, đều buộc phải bỏ lại tất cả mọi chai, lọ đựng chất lỏng. Riêng đối với những chai sữa cho trẻ con, chỉ được phép mang lên máy bay nếu cha, mẹ hoặc người thân của trẻ uống một phần ngay trước mắt nhân viên kiểm soát.

V.C

Theo Boston Chronicle, CAND.com.vn
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video