Chế độ ăn thực dưỡng là gì?

Chế độ ăn thực dưỡng là một chế độ ăn mới nổi lên tại Việt Nam trong vài năm qua, và nhiều người tin rằng chế độ ăn thực dưỡng có thể chữa được cả các căn bệnh nan y. Vậy thực hư về chế độ ăn thực dưỡng như thế nào?

1. Những tiềm năng của chế độ ăn thực dưỡng

Chế độ ăn thực dưỡng, với gạo lứt, các loại đậu, các loại tảo biển và học thuyết âm dương nhằm duy trì sự cân bằng trong cuộc sống, sức khỏe, hướng tới sự trường thọ là một chế độ ăn được cho là ra đời từ những năm 60 của thế kỷ trước, nhưng thực ra nó có nguồn gốc sâu xa hơn thế rất nhiều.

Chế độ ăn thực dưỡng không chỉ quan tâm về cân nặng, hơn cả nó hướng tới sự cân bằng của cuộc sống. Về tổng thể nó là một lối sống lành mạnh dành cho tất cả mọi người: nam giới, nữ giới, trẻ em, nhờ sự kết hợp giữa chọn lựa thực phẩm cho thể chất và bồi dưỡng về mặt tinh thần. Những người theo chế độ ăn thực dưỡng được khuyến khích ăn thường xuyên, nhai thức ăn thật kỹ trước khi nuốt, lắng nghe cơ thể, sống năng động và duy trì tinh thần hạnh phúc.

Ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, và một số loại đậu là những thực phẩm cơ bản của chế độ ăn thực dưỡng, và nhiều người tin rằng chế độ ăn thực dưỡng có thể giúp phòng tránh hoặc chữa khỏi ung thư. Nhưng niềm tin này không đúng thực tế và không có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho điều đó. Tuy nhiên chế độ ăn thực dưỡng do sử dụng nhiều thực phẩm thực vật, ít chất béo, giàu chất xơ nên có khả năng hạ thấp nguy cơ của các bệnh lý tim mạch và một số ung thư nhất định.

2. Những thực phẩm cần ăn và thực phẩm nên tránh trong chế độ ăn thực dưỡng

Trong chế độ ăn thực dưỡng, ngũ cốc nguyên hạt hữu cơ sẽ chiếm từ 40% - 60%, bao gồm gạo lứt, đại mạch, kê, yến mạch và ngô. Các loại rau xanh theo mùa tại địa phương chiếm 20% - 30%. Còn 5% - 10% còn lại dành cho các loại đậu, các sản phẩm từ đậu (chẳng hạn như đậu phụ, miso hay tempeh), và các loại tảo biển (như nori, agar,...).


Các loại rau được sử dụng nhiều trong ăn thực dưỡng.

Cá và hải sản tươi, các loại trái cây địa phương, dưa muối, và các loại hạt có thể được sử dụng vài lần mỗi tuần. Xy rô gạo (rice syrup) là một trong các chất tạo ngọt thỉnh thoảng được sử dụng.

Sữa, trứng, thịt gia cầm, thực phẩm chế biến, đường tinh luyện, các loại thịt gia súc, trái cây nhiệt đới, nước ép hoa quả, và một số loại rau xanh nhất định (chẳng hạn như măng tây, cà tím, rau chân vịt, cà chua và bí xanh) là những thứ không được khuyên dùng.

Người theo chế độ ăn thực dưỡng được khuyên chỉ nên uống nước lúc khát. Trong khi chuẩn bị đồ ăn, gia vị cay cùng các thức uống chứa nồng độ cồn cao, soda, cà phê và bất kỳ thứ gì được tinh chế, chế biến công nghiệp hoặc có chất bảo quản hóa học đều không được sử dụng.
Người tuân thủ chế độ ăn thực dưỡng chỉ được bổ sung nước.

4. Điểm trừ của chế độ ăn thực dưỡng

Dù là một phương pháp tốt cho sức khỏe, song không vì vậy mà thực dưỡng không có khuyết điểm. Có thể liệt kê một số điểm trừ của chế độ ăn thực dưỡng như sau:

  • Một số người có thể thấy chế độ ăn này quá nghiêm khắc.
  • Nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều muối.
  • Chế độ ăn uống thiếu một số chất dinh dưỡng nhất định.

Có thể thấy, thực dưỡng không dành cho tất cả mọi người. Nếu thích ăn cay hoặc cần cà phê để duy trì sự tỉnh táo thì đây hẳn không phải lựa chọn hợp lý cho bạn. Chế độ ăn có nhiều muối cũng không tốt cho những người bị cao huyết áp hoặc mắc bệnh thận. Ngoài ra, do ăn ít chất béo động vật, trái cây và sữa nên cơ thể có thể không được cung cấp đủ chất đạm, sắt, magiê, canxi, vitamin bao gồm B12.

5. Chế độ ăn thực dưỡng có dễ thực hành và duy trì không?

Trên thực tế, để có thể thực hành và duy trì chế độ ăn thực dưỡng cần rất nhiều nỗ lực và cố gắng, tuy nhiên nếu vượt qua được giai đoạn đầu thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Giống như nhiều vấn đề khác, chế độ ăn thực dưỡng cần làm quen và thích nghi dần dần.

Về bản chất, đây không đơn thuần chỉ là một chế độ ăn, mà là cả một hệ thống lý luận và lối sống. Do đó việc thực hành chế độ ăn thực dưỡng đến đâu còn phụ thuộc vào việc người thực hành muốn thực hiện đến mức độ nào: chỉ đơn thuần là theo các nguyên lý ăn uống mà chế độ ăn này đưa ra, hay là tiếp nhận và thực hành theo toàn bộ lối sống mà nó hướng tới.

Chế độ ăn thực dưỡng cũng có những nguyên tắc rất riêng biệt, chẳng hạn như trước khi ăn cần giữ tâm thế vui vẻ, hay khi thức ăn đầy trong miệng cần nhai kỹ ít nhất 50 lần trước khi nuốt. Chế độ ăn này cũng khuyến khích ăn 2 - 3 lần trong ngày và mỗi lần ăn nên dừng lại trước khi cảm thấy no.

Các hình thức tập luyện thể dục thể thao được khuyến khích thực hiện khi thực hành chế độ ăn thực dưỡng.

6. Chế độ ăn thực dưỡng có phù hợp với một số người có chế độ ăn đặc biệt không?

Đối với những người ăn chay muốn thực hành chế độ ăn này cần lưu ý vài điểm, đó là chế độ ăn thực dưỡng nguyên thủy cho phép ăn cá, cũng như hạn chế lượng muối và lượng chất béo thu nhận. Tuy nhiên điều này có thể dễ dàng thay đổi để thích nghi cho phù hợp, nhằm mục đích đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho người ăn chay, bao gồm các yếu tố như vitamin B12, sắt, kẽm, vitamin D và acid béo omega - 3.

Đối với những người thực hiện chế độ ăn không có gluten, vì chế độ ăn thực dưỡng không cấm gluten nên những người này cần lưu ý tới các thực phẩm có chứa gluten để loại bỏ chúng khỏi thành phần thực phẩm sử dụng.


Chế độ ăn thực dưỡng không cấm sử dụng gulten.

7. Nhìn nhận chung về chế độ ăn thực dưỡng

Nếu muốn thực hiện một chế độ ăn lành mạnh, chế độ ăn thực dưỡng là một lựa chọn tốt. Tuy không có những bằng chứng tuyệt đối, nhưng với một chế độ ăn với thành phần chủ yếu là rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt sẽ có khả năng rất lớn hạ thấp nguy cơ mắc một số bệnh lý, bao gồm các bệnh lý về tim mạch và ung thư. Đồng thời người thực hành chế độ ăn thực dưỡng cũng được hưởng rất nhiều lợi ích về sức khỏe khác.

Đối với những bệnh nhân mắc đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng cholesterol hoặc mắc bệnh lý tim mạch, thì chế độ ăn thực dưỡng là một chế độ ăn khá lý tưởng, bởi thành phần thực phẩm lành mạch, hạn chế sử dụng đường và các thức ăn giàu chất béo.

Bên cạnh thực hành và duy trì chế độ ăn thực dưỡng, việc tập luyện thể dục thể thao cũng hết sức quan trọng, để đảm bảo mang lại lợi ích sức khỏe tối đa cho người thực hiện, bởi trên thực tế không có một chế độ ăn lành mạnh nào lại không cần kết hợp với chế độ luyện tập.

8. Quan niệm sai lầm: Ăn thực dưỡng giúp chữa bệnh ung thư

Như đã phân tích ở trên, bạn có thể thấy rằng, chế độ ăn thực dưỡng giảm tiêu thụ sản phẩm từ động vật và ăn trong chừng mực. Các thành phần trong rau củ hay ngũ cốc nguyên hạt về cơ bản rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có bằng chứng lâm sàng nào cho thấy thực dưỡng có thể chữa bệnh ung thư. Rất nhiều người đang tuân thủ chế độ ăn này với niềm tin nó có thể giúp họ khỏi bệnh. Điều này là hoàn toàn sai lầm.

Nếu không biết cách áp dụng hợp lý, bạn thậm chí còn có thể không cung cấp đủ một số chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến suy nhược cơ thể. Người mắc bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư cần phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất và calo cho cơ thể. Do vậy, trước khi ăn thực dưỡng, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có nhiều kinh nghiệm.

Đối với những người có thể tránh được tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, ăn thực dưỡng có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng nó như là một lựa chọn thay thế cho phương pháp điều trị y tế truyền thống. Kết hợp với thói quen sinh hoạt khoa học, chế độ ăn thực dưỡng có thể giúp bạn tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn, hòa hợp với môi trường tự nhiên và luôn hạnh phúc, yêu đời.

Cập nhật: 13/07/2020 Theo vinmec/youmed
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video