Chế độ điều hòa phù hợp những ngày ẩm

Chế độ làm khô trên điều hòa không trực tiếp làm mát nhưng hoạt động với cơ chế giảm độ ẩm qua đó gián tiếp hạ nhiệt độ không khí. 


Chế độ làm mát (biểu tượng hình bông tuyết) thổi ra khí lạnh để duy trì ở mức nhiệt độ cài đặt.

Chế độ làm mát (Cool) là tính năng chính của điều hòa nhưng trong một số điều kiện sử dụng nhất định, chế độ làm khô cũng có thể đem đến hiệu quả làm mát cùng một số ưu điểm về tiết kiệm điện năng, ít gây ồn. Người dùng vì vậy cần hiểu rõ cơ chế hoạt động của cả hai chế độ để sử dụng cho hợp lý.

Chế độ làm mát (Cool) sử dụng giàn ngưng để làm lạnh không khí đi qua liên tục. Ví dụ, nếu nhiệt độ cài ở 26 độ C, điều hòa luôn có thiên hướng làm mát đến khi nhiệt độ trong phòng đạt ngưỡng này. Trong khi đó, chế độ làm khô (Dry) lại hoạt động theo hướng duy trì độ ẩm khoảng 60% cho phòng.

Khi điều hòa hoạt động ở chế độ làm khô, quạt và các bộ phận bên trong máy vẫn chạy. Tuy nhiên, giàn lạnh sẽ không thổi ra không khí lạnh như chế độ Cool. Không khí kèm hơi nước trong phòng đi qua thiết bị sẽ ngưng tụ lại. Hoạt động ở chế độ này gần tương tự với máy hút ẩm. Tuy nhiên, máy hút ẩm hoạt động hiệu quả hơn và công suất lớn hơn, cho phép cài đặt ngưỡng độ ẩm xuống rất thấp tới khoảng 30%.


Chế độ làm khô (biểu tượng hình giọt nước) ngưng tụ hơi nước, giảm độ ẩm giúp không khí cảm giác mát hơn.

Tính năng làm mát ở chế độ khô (Dry) chỉ hiệu quả với trời nồm hoặc trong mùa mưa ẩm. Người dùng cảm thấy không khí mát hơn là do độ ẩm trong phòng giảm thay vì không khí được làm mát thật sự như chế độ Cool. Ví dụ khi được cài đặt ở chế độ Dry ở mức nhiệt 25 độ C và độ ẩm trong phòng cao khoảng 90%, điều hòa sẽ thực hiện việc làm khô không khí đến khi nhiệt độ xuống khoảng 25 độ C và dừng lại. Khi độ ẩm tăng cao khiến nhiệt độ tăng cao trở lại, máy sẽ tiếp tục hoạt động để duy trì độ ẩm thấp.

Do ở chế độ làm khô, máy nén chỉ hoạt động để ngưng tụ hơi ẩm nên điều hòa ít gây ồn hơn và ít tốn điện hơn so với chế độ Cool. Tuy nhiên, với những ngày trời quá nóng hoặc độ ẩm thấp, chế độ Dry không đem lại hiệu quả làm mát đáng kể. Việc lạm dụng chế độ này trong những ngày nắng nóng khô thậm chí còn gây hại sức khỏe con người như các bệnh về hô hấp, khô da, nứt nẻ chân tay...


Người dùng nên có thêm thiết bị đo độ ẩm trong phòng.

Để chắc chắn có nên sử dụng chế độ Dry hay không, người dùng nên có đồng hồ theo dõi độ ẩm trong phòng. Nếu độ ẩm cao trên 70%, chế độ này mới nên được sử dụng, trong trường hợp dưới 60%, điều hòa nên được bật ở chế độ làm mát thông thường (Cool) kết hợp sử dụng máy tạo ẩm hoặc để một chậu nước nhỏ trong phòng.

Tại Việt Nam, người dùng có thể sử dụng chế độ Dry trong mùa nồm ở miền Bắc (tháng 2, 3 hàng năm) hoặc mùa mưa ở cả hai miền. Vào đầu mùa đông ở miền Bắc, tiết trời một số ngày oi, ẩm cũng có thể sử dụng chế độ này để giúp không khí dễ chịu hơn.

Cập nhật: 14/02/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video