Chùm ảnh Trạm không gian quốc tế

Trạm không gian quốc tế (ISS) là phòng nghiên cứu được lắp ráp ngoài không gian. Từ ISS, có thể nhìn thấy trái đất bằng mắt thường. ISS nằm cách trái đất 350-460 km, di chuyển với tốc độ trung bình 27.700 km/giờ, quay 15,77 vòng quanh quỹ đạo/1 ngày. Đây là dự án khoa học quốc tế lớn nhất và phức tạp nhất thế giới.

Trạm không gian quốc tế là nơi thực hiện các thí nghiệm khoa học và công nghệ của 16 quốc gia như: Canada, Nhật Bản, Nga và 11 quốc gia của cơ quan không gian châu Âu và Brazil... Dưới đây là một số hình ảnh đẹp về ISS hoặc được chụp từ ISS:

Tấm ảnh này chụp con tàu Soyuz 13 (tàu Liên hợp 13) từ cửa sổ ISS trong khi tàu con thoi Discovery đang được lắp vào trạm.

Phi hành gia Robert Curbeam làm việc trên tấm thu năng lượng mặt trời ở cánh dàn P6 trạm không gian quốc tế. Việc lắp ráp và sửa chữa ISS vẫn đang được tiếp tục và có thể hoàn thành vào năm 2010. Khi công việc hoàn tất, ISS sẽ lớn hơn một căn nhà với 5 phòng ngủ.

Chuyên gia Robert Curbeam (trái) và Christer Fuglesang của tàu Discovery đang làm việc trên khung của ISS trong chuyến đi bộ ngoài không gian vào năm 2006. Các phi hành gia này sống và làm việc trên trạm trong 6 tháng trước khi quay trở về trái đất.

Tấm ảnh này được chụp từ ISS sau khi tàu con thoi Atlantis rời khỏi từ quỹ đạo vào ngày 17-9-2006. Trong 6 ngày trên trạm, phi hành đoàn Atlantis đã lắp ráp một cặp cánh năng lượng mặt trời dài 73 m, nặng 17,5 tấn bao gồm các thiết bị điện tử và các khớp quay nhằm tăng gấp đôi năng lượng điện cung cấp cho trạm.

Một phi hành gia trên tàu con thoi Endeavour đã chụp ngăn lắp ráp Pirs của iSS. Ngăn này có 2 chức năng chính: cửa lắp ráp các chuyến tàu chuyên chở người, thiết bị và là nút không khí để các phi hành gia thực hiện các cuộc đi bộ trong không gian.

Nước màu ngọc lam ở Miami, Florida sáng dưới trạm không gian quốc tế khi nó bay qua trái đất cách bề mặt trái đất 390 km. Trạm không gian này tập hợp nhiều nhóm phi hành đoàn quốc tế khác nhau từ tháng 11-2000.

ISS được bắt đầu xây dựng vào tháng 11-1998. Phần đầu tiên của nó được lắp ghép là module điều khiển Zarya được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Proton của Nga. Ngày nay trạm không gian này có không gian lớn hơn một ngôi nhà với 3 phòng ngủ và nó tiếp tục được lắp ghép để tăng diện tích.

Việc nâng cấp hay sửa chữa các thiết bị luôn cần thiết đối với ISS, và do chính các phi hành gia tiến hành. Trước khi mặc bộ quần áo chịu áp suất đặc biệt, các phi hành gia phải trải qua 2 tiếng đồng hồ để giảm sức ép. Sau khi mặc bộ quần áo không gian này, các phi hành gia phải trải qua thêm 1 giờ thở oxy nguyên chất trước khi bước ra ngoài.

Trường Thịnh (Theo National Geographic, Tuổi trẻ)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video