Chúng ta mang dòng máu lai của loài từng ăn thịt cả ma mút?

Một chiếc răng gần giống răng người hiện đại đã tiết lộ về sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn trên các lục địa hàng trăm ngàn năm trước, ma mút và tê giác khổng lồ cổ đại cũng phải khiếp sợ

Theo Science Alert, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi tiến sĩ Klervia Jaoen từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) đã phân tích đồng vị kẽm trên một báu vật khảo cổ: Chiếc răng nguyên vẹn hiếm hoi từ người Neanderthals, anh em họ tuyệt chủng của chúng ta, được khai quật từ Gabasa - Tây Ban Nha.

Người Neanderthals, từng tồn tại trên Trái đất khoảng 800.000 đến hơn 30.000 năm trước, là loài gần gũi cùng thuộc chi Người (Homo) với người hiện đại Homo sapiens, đã từng lai tạo thường xuyên với tổ tiên chúng ta, để lại dòng máu trong rất nhiều người đặc biệt là người châu Âu.


Chiếc răng người Neanderthals đã tiết lộ sự thật rằng họ đứng đầu chuỗi thức ăn, khiến ma mút cũng phải khiếp sợ - (Ảnh: Lourdes Montes).

Có nhiều tranh cãi xoay quanh loài người này. Có các bằng chứng gián tiếp cho thấy họ là thợ săn chuyên nghiệp, nhưng cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng họ ăn khá giống chúng ta.

Để đưa ra câu trả lời chính xác, các nhà nghiên cứu đã thử đã phân tích đồng vị nitơ từ collagen xương trong một chiếc răng hàm Neanderthals cổ đại. Tỉ lệ giữa 2 đồng vị nitơ-14 và nitơ-15 sẽ tiết lộ sự thật. Nitơ-15 cao hơn nitơ chứng tỏ đó là loài chủ yếu ăn thịt, tuy nhiên một số loài thực vật có quá nhiều nitơ-15 ở một số vùng trên Trái đất có thể gây nhiễu loạn kết quả.

Do đó, tiến sĩ Jaoen và các cộng sự xoáy vào kẽm trong men răng. Mức độ đồng vị kẽm-66 rất thấp trong răng người Neanderthals bí ẩn đã tiết lộ sự thật rùng mình: Đó chắc chắn là một loài ăn thịt cấp cao.

Chiếc răng cũng tiết lộ cá thể cổ đại này đã được cai sữa lúc 2 tuổi rưỡi và từ đó ăn rất nhiều thịt. Họ cũng ăn thực vật, nhưng không hẳn là động vật ăn tạp như chúng ta mà là một cái gì đó nằm giữa động vật ăn thịt và ăn tạp, chủ yếu nghiêng về ăn thịt, bởi hàm lượng thực vật rất ít trong khẩu phần.

Các bằng chứng khảo cổ trước đó cũng tiết lộ các bằng chứng gián tiếp trong các di chỉ Neanderthals: Xương động vật có dấu hiệu bị ăn thịt, lấy tủy chứ không phải chết tự nhiên, bao gồm xương của các quái thú nguy hiểm bậc nhất như ma mút hay tê giác lông cừu khổng lồ, đã tuyệt chủng.

Phát hiện mới từ kẽm trong răng người Neanderthals đã ủng hộ giả thuyết này, cho thấy rất có thể họ là sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn. Tại khu vực Gabasa, nơi chiếc răng được tìm thấy, Neanderthals cũng là loài có tỉ lệ đồng vị kẽm-66 thấp nhất trong tất cả động vật, thứ có thể cho thấy đó là loài ăn thịt nhiều nhất.

Mặc dù khẩu phần giàu thịt được cho là đóng góp quan trọng trong việc phát triển não bộ - người Neanderthals vốn có bộ não lớn hơn cả chúng ta dù thua kém trong vài đặc điểm tiến hóa, rất thành thạo trong việc chế tác công cụ lao động, trang sức - nhưng cũng có thể liên quan đến việc họ tuyệt chủng.

Chế độ ăn đa dạng, phong phú, ăn cả cá và thực vật có thể là điều kiện tiên quyết giúp người Homo sapiens vượt qua được những giai đoạn khắc nghiệt của khí hậu và sự hiếm hoi dần của các động vật cỡ lớn, để trở thành loài duy nhất còn tồn tại của chi Người, vốn có tận 8-9 loài khi loài chúng ta xuất hiện.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học PNAS.

Cập nhật: 25/10/2022 NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video