Chúng ta sắp được chiêm ngưỡng mưa sao băng Eta Aquarid vào rạng sáng 6/5

Vào rạng sáng ngày 6/5 tới đây, bạn sẽ được chứng kiến mưa sao băng Eta Aquarid. Đây là trận mưa sao băng trung bình, với khoảng từ 20 đến 40 sao băng/giờ, nhưng nếu bạn quan sát ở bán cầu nam thì số lượng sao băng sẽ nhiều hơn.

Chòm sao Aquarius là nơi có tâm điểm của cơn mưa sao băng này sẽ mọc dần ở đường chân trời hướng đông sau 2 giờ sáng, nên thời điểm tốt nhất để quan sát mưa sao băng là 3 giờ. Bạn có thể quan sát mưa sao băng Eta Aquarid vào những rạng sáng từ ngày 21/4 đến 12/5, nhưng cực điểm của nó thì rơi vào rạng sáng 6/5.

Ngày 6/5/2017 nhằm ngày không có sự xuất hiện của Mặt Trăng, nên bạn sẽ có một bầu trời thật tối để quan sát tốt mưa sao băng.

Tâm điểm của mưa sao băng Eta Aquarid trên bầu trời


Bầu trời hướng đông lúc 3 giờ sáng ngày 6 tháng 5. Tâm điểm của mưa sao băng Eta Aquarid gần sao Eta của chòm sao Aquarius (Bảo Bình).

Những vệt sao băng của cơn Eta Aquarid xuất phát từ một điểm gần sao Eta của chòm sao Aquarius (Bảo Bình), nên cơn mưa sao băng này có tên như vậy. Sao Eta Aquarii là một ngôi sao nằm về phía bắc của chòm sao Bảo Bình.

Hơn 3 giờ sáng thì tâm điểm của mưa sao băng này mới lên cao, và không lâu sau đó là trời sáng, nên bạn sẽ có ít thời gian để quan sát hơn so với khi quan sát ở nam bán cầu, vì ở bán cầu nam, chòm sao Aquarius mọc sớm hơn.

Nhưng bạn không cần phải xác định kỹ lưỡng tâm điểm của nó rồi mới quan sát, bạn chỉ cần nhìn về đông sau 2 giờ sáng ngày 5 và 6/5 để thấy những vệt sao băng tỏa ra từ đó.

Sao chổi Halley là thiên thể gốc của cơn mưa sao băng Eta Aquarid

Khi đi trên quỹ đạo của mình, sao chổi Halley để lại rất nhiều bụi, khí bị rớt ra, và Trái Đất của chúng ta sẽ đi ngang những đám bụi, khí này vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5. Cho nên, mưa sao băng diễn ra khi Trái Đất đi vào những đám bụi, khí và những hạt bụi, khí đó rơi vào bầu khí quyển của địa cầu và cháy sáng. Những hạt bụi, khí đó đi vào khí quyển của chúng ta và di chuyển với tốc độ khoảng 240 ngàn cây số mỗi giờ, một nửa trong số chúng lâu bị cháy hết nên phát sáng lâu.

Hành tinh của chúng ta đi qua đám bụi, khí của sao chổi Halley hai lần trong một năm, lần còn lại là cơn mưa sao băng Orionid xảy ra vào rạng sáng 21 tháng 10 hằng năm.


Sao băng Eta Aquarid và dải Ngân Hà. (Tác giả: Mike Taylor).

  • Mưa sao băng Eta Aquarid được kỳ vọng là có thể đạt 20 tới 40 sao băng mỗi giờ, nhưng bình thường khi quan sát ở Việt Nam, chúng chỉ khoảng hơn 10 sao băng mỗi giờ.
  • Khi quan sát mưa sao băng, bạn không cần phải dùng kính thiên văn hay ống dòm gì cả, bạn chỉ cần một bầu trời đêm thật tối, không mây mù và một cặp mắt bình thường thì bạn đã có thể quan sát được nó.
  • Trước khi quan sát sao băng, bạn hãy tránh xa ánh đèn hay ánh sáng điện thoại, để cặp mắt của mình trong bóng tối hơn 15 phút, lúc này đôi mắt của bạn đã quen với màn đêm và sẽ quan sát được nhiều sao hơn.

Lưu ý: Thời điểm lý tưởng để chiếm ngưỡng mưa sao băng là rạng sáng thứ 7 ngày 6/5, từ 3h cho đến khi mặt trời mọc. Đặc biệt hơn, mật độ đỉnh của cơn mưa lần này lên tới 40 vệt/h, thay vì chỉ 20 - 30 vệt như mọi năm.

Ngoài ra, trên trang chủ của NASA có một số hướng dẫn quan sát như sau:

  • Tránh những khu vực có nhiều ánh đèn nhân tạo.
  • Nên chuẩn bị ghế ngồi thư giãn thoải mái, có thể đem theo chăn (đối với những người ở khu vực nhiệt độ ban đêm xuống thấp).
  • Nhìn thật lâu vào bầu trời cho đến khi mắt làm quen với bóng tối, lúc đó quan sát sẽ dễ dàng hơn.
  • Hãy thật kiên nhẫn. Ngắm mưa sao băng là một công việc thú vị nhất, nhưng cũng... buồn ngủ nhất.
Cập nhật: 06/05/2017 Theo vutrutrongtamtay
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video