Chuột ở Mỹ và Brazil "giao tiếp" qua Internet

Các nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Đại học Duke của Mỹ đã thiết lập đường truyền thông trực tiếp giữa não của hai con chuột trong cùng phòng thí nghiệm và thậm chí có thể nối kết truyền thông này qua Internet giữa hai con chuột ở xa ngàn dặm.


Chuột giải mã (phải) nhận được thông tin từ chuột nhận mật mã - (Ảnh Reuters)

Trong định hướng tạo kênh thông tin nhân tạo giữa não động vật, giáo sư sinh học thần kinh Miguel Nicolelis và cộng sự đã cấy ghép những điện cực ở phần xử lý thông tin xúc giác trong não chuột đồng thời nối kết điện cực này với các bộ cảm biến ánh sáng hồng ngoại, để chuột có thể “chạm” vào ánh sáng hồng ngoại.

Sau đó, các nhà khoa học cho hai con chuột vào phòng riêng và cấy ghép một dãy vi điện cực nhỏ bằng 1/100 sợi tóc vào phần xử lý thông tin vận động ở vỏ não của chúng. Một con giữ vai trò “nhập mật mã” nhận được tín hiệu về thị giác và một con khác giữ vai trò “giải mã” không nhận được tín hiệu như vậy.

Đường truyền có dây dẫn giữa hai con chuột cho phép chuột “giải mã” có khả năng nhận được thông tin đầu vào từ chuột “nhập mật mã” với tỷ lệ thành công lên đến 70%.

Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video