Không giống đa số các động vật có vú khác, chuột nhím Châu Phi (hay còn gọi là chuột có mào) tên khoa học là Lophiomys imhausi tự mình sản sinh ra "thuốc độc" để bảo vệ bản thân. Khi bị tấn công, chất độc trên lông giúp chúng giết chết kẻ thù.
Các nhà khoa học phát hiện chất độc trên cơ thể chuột nhím giống với chất độc mà các thợ săn Châu Phi tẩm vào mũi tên khi đi săn và họ cho rằng chuột ăn phải vỏ mũi tên tẩm độc sau đó sản sinh ra chất độc tương tự.
Chuột nhím tên khoa học là Lophiomys imhausi có khả năng giết chết một con sư tử nhờ độc tố phủ trên lông
Fritz Vollrath cùng các cộng sự tại ĐH Oxford đã cho chuột nhím ăn vỏ cây tẩm độc suốt một tuần trong thí nghiệm của mình và họ thấy rằng sau khi ăn, chúng liếm nước bọt lên khắp vùng lông ngắn chạy dọc hai bên sườn.
Khi quan sát dưới kính hiển vi, bề mặt của những sợi lông ngắn có lỗ, ở giữa là những sợi lông. Chính điều này cho phép chuột nhím hấp thụ và lưu trữ độc tố. Khi bị tấn công, chuột tìm cách để kẻ thù cắn vào sườn. Nếu sập bẫy, kẻ thù sẽ bị co quắp, sùi bọt, sau đó ngã lăn ra đất rồi chết.
Chính bộ lông và vỏ hộp sọ dày cùng hệ miễn dịch đã giúp những chú chuột nhím không bị giết bởi chất độc do mình sản sinh ra.