"Chuyện ấy" trên sao Hỏa sẽ nguy hiểm, nhưng có thể tạo ra phân loài mới của con người

Ý tưởng về cuộc di cư lên sao Hỏa của loài người không còn là một suy nghĩ viển vông như trước đây nữa. NASA và các cơ quan nghiên cứu không gian trên khắp thế giới, cùng với các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu tự do đang làm việc chăm chỉ để xác định chính xác những điều cần thiết để con người có thể thích nghi trên sao Hỏa.

Đó sẽ là một thử thách to lớn dành cho nhóm nghiên cứu, bao gồm thiết lập cấu trúc, tạo nguồn thức ăn bền vững, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt, nhưng quan trọng hơn cả chính là đảm bảo tính di truyền, vì điều kiện của sao Hỏa sẽ khiến việc giao phối gặp trở ngại.

Trong một nghiên cứu mới nhất được đăng trên tạp chí Futures, một nhóm các nhà khoa học quốc tế xem xét những thách thức của sự sinh sản trên bề mặt sao Hỏa. Đó là một đề xuất nguy hiểm, nhưng nếu con người thành công trong việc mang thai, sinh con trên một hành tinh khác thì sẽ là tín hiệu đáng mừng cho một khởi đầu mới của loài người.


Chỉnh sửa lại bộ gene của trẻ sơ sinh trong tương lai có thể dễ dàng tăng triển vọng sống sót trên sao Hỏa.

Trong bản báo cáo, các nhà nghiên cứu tập trung giải quyết một lượng lớn vấn đề tiềm ẩn có thể nảy sinh khi con người sinh con trên sao Hỏa. Rào cản đầu tiên và cũng là rào cản rõ ràng nhất chính là môi trường với trọng lực kém, có thể tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng cho quá trình thụ thai và mang thai, khác xa với sự dễ dàng trên Trái Đất.

Chỉ với trọng lực bằng một phần ba so với Trái đất, những người sinh sống trên sao Hỏa sẽ phải chịu một loạt các vấn đề về sức khỏe. Sở dĩ các nhà khoa học có thể chắc chắn về điều này là do nghiên cứu từ các phi hành gia từng đi vào không gian, chịu tác động của môi trường không trọng lực trong vài tháng hay thậm chí là một năm. Lực hấp dẫn yếu hơn sẽ khiến các cơ bị thoái hóa nhanh chóng và suy yếu cấu trúc xương. Ngoài ra, các phi hành gia đôi khi còn gặp vấn đề về thị lực và thậm chí là thay đổi cấu trúc não bộ do tác động của môi trường ngoài Trái Đất.

Đó là những gì một người lớn "hoàn toàn khỏe mạnh" phải chịu trong môi trường không gian, chỉ mới là người lớn thôi đã phải chịu những biến đổi kinh khủng như vậy, thì nói gì đến những đứa trẻ, đó sẽ là một thử thách thực sự khó khăn đang đặt ra cho các nhà khoa học. Cụ thể về sự khó khăn đó, hãy nhìn những ca sinh nở diễn ra hằng ngày trên thế giới, chúng ta thậm chí còn không thể biết được liệu một đứa trẻ có an toàn đến với thế giới Trái đất hay không, chứ đừng nói là sao Hỏa.

Bài báo cáo cũng xem xét những thách thức vốn có khi di cư lên một hành tinh khác. Tình yêu có thể sẽ phải nhường chỗ lại cho thách thức tồn tại và phát triển của nhân loại, nam và nữ sẽ được ghép đôi vì những đặc tính sinh học mà họ sở hữu, chứ không còn thiên về cảm xúc như những điều đang diễn ra trên Trái Đất nữa. Thậm chí, một số cá nhân có thể không bao giờ được phép có con do những đặc điểm sinh học không mong muốn hoặc tạo ra nguy cơ xấu cho sự tồn tại của con người trên sao Hỏa.

Trong một phần riêng biệt của bản báo cáo, các nhà nghiên cứu có lưu ý rằng việc chỉnh sửa lại bộ gene của trẻ sơ sinh trong tương lai có thể dễ dàng tăng triển vọng sống sót trên sao Hỏa. Loại bỏ dần các tính trạng xấu và tối ưu hóa các tính trạng giúp con người duy trì sự sống trên sao Hỏa có thể cho chúng ta một lợi thế lớn, nhưng với bộ gen được chỉnh sửa ấy, qua nhiều thế hệ, rất có thể sẽ tạo ra một loài người "mới", những cá thể có thể sống tốt trên sao Hỏa nhưng không bao giờ có thể sống được trên Trái Đất. Liệu rằng trong tương lai, khi những thứ trên đây trở thành hiện thực, chúng ta có cần xem lại khái nhiệm về "con người"?

Cập nhật: 01/06/2018 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video