Nhiệt độ nóng chảy của bê tông khoảng 1.500 độ C, lớn hơn nhiều so với nhiệt độ của magma, khoảng 871 độ C. Vậy có thể dùng bê tông để bịt kín miệng núi lửa không?
20 tỷ tấn bê tông được sử dụng mỗi năm, đây là vật liệu được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Đây cũng là vật liệu siêu bền, đấu trường La Mã kỳ quan nổi tiếng ở Italy vẫn đứng vững sau gần 2000 năm cũng được xây dựng bằng bê tông.
Bê tông được làm từ sỏi, nước và một chút xi măng. Loại bê tông chắc nhất thế giới có thể chịu được áp lực ở vực thẳm Challenger, nơi sâu nhất dưới đại dương.
Các vụ phun trào núi lửa liên quan đến nhiệt và sự gia tăng áp suất magma. Sự chênh lệch áp suất giữa bề mặt và magma tỷ lệ thuận với sức mạnh phun trào của núi lửa.
Áp suất mạnh cũng khiến nút bê tông cũng bị vỡ vụn.
Nếu đặt nút bê tông lên miệng núi lửa sẽ làm áp lực bên dưới bề mặt tăng cao hơn rất nhiều so với bình thường. Điều này có thể dẫn đến vụ phụ trào mạnh hơn trước. Bởi magma sẽ phu ra từ các cạnh núi lửa nếu không thể xuyên qua bê tông.
Hiện tượng này đã từng xảy ra vào năm 1980, khi núi St.Henlens phun trào. Một khe nứt bên sườn của St. Helens đã được tạo ra do ảnh hưởng của một trận động đất. Điều này khiến St. Helens bùng nổ theo chiều ngang chứ không phải theo chiều thẳng đứng. Vật chất phóng ra từ vụ phun trào có vận tốc lên đến 350m/s.
Ngoài ra, áp suất mạnh cũng khiến nút bê tông cũng bị vỡ vụn. Bụi từ bê tông trong không khí sẽ dẫn đến nguy cơ bệnh phổi và ung thư.
Dòng dung nham từ một vụ phun trào tự nhiên thường chậm và có thể đoán trước được nên chúng ta chỉ nên sử dụng bê tông để chuyển hướng dòng chảy của dung nham khỏi nơi đông dân cư mà thôi.