Chuyên gia nói gì về ''hội chứng cơm chiên chết người'' gây bão trên TikTok?

Viết trên chuyên san The Conversation, giáo sư Enzo Palombo, chuyên gia về vi sinh tại Đại học Công nghệ Swinburne (Úc), đã lý giải về "hội chứng cơm chiên" và cách phòng ngừa nó.

Theo GS Enzo Palombo, một tình trạng gọi là "hội chứng cơm chiên" đã gây hoang mang trên TikTok những ngày gần đây khi tái hiện một ca tử vong năm 2008.

Nạn nhân được đề cập là một sinh viên đại học 20 tuổi, đã tử vong sau ăn món mì spaghetti được để trong tủ lạnh đã 5 ngày, mặc dù anh đã hâm nóng nó.


Nếu muốn làm món cơm chiên, hãy bảo đảm cơm cũ được làm lạnh sớm ngay sau khi nấu lần đầu và sau khi chiên lại cũng cần được ăn sớm - (Ảnh minh họa từ Internet)

Anh được xác định gặp "hội chứng cơm chiên", xảy ra khi vi khuẩn Bacillus cereus tấn công các món ăn đã nấu chín để lâu ngày, thường là các món tinh bột và hay gặp nhất ở món cơm chiên.

Không phải lúc nào Bacillus cereus cũng gây bệnh nặng và tử vong nhưng trường hợp của thanh niên thiếu may mắn là lời cảnh báo.

Nhiều người cho rằng cứ hâm nóng hoặc nấu, chiên lại thực phẩm thì sẽ an toàn. Nhưng bào tử Bacillus cereus chịu nhiệt rất tốt. Về cơ bản các bào tử này thường không hoạt động, nhưng chỉ cần nhiệt độ và điều kiện thích hợp chúng có thể bắt đầu phát triển và sản sinh độc tố.

Cơm chiên thường chỉ ngon khi sử dụng cơm cũ đã khô và chiên lại, do đó là món ăn hay dẫn đến ngộ độc do Bacillus cereus nhất, khiến tình trạng được gọi là "hội chứng cơm chiên".

Theo giáo sư Palombo, các triệu chứng nhiễm Bacillus cereus bao gồm tiêu chảy và nôn mửa, có xu hướng khỏi sau vài ngày tuy nhiên một số người dễ bị tổn thương - ví dụ trẻ em, người bệnh nền - có thể cần được chăm sóc y tế.

Bacillus cereus không phải nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm như E.coli, Salmonella hay Campylobacter, nên ít được chú ý.

Để phòng ngừa "hội chứng cơm chiên", một điều quan trọng cần ghi nhớ: "Thức ăn thừa nên nóng khi cần nóng, nên lạnh khi cần lạnh".

"Vùng nguy hiểm" hàng đầu - nhiệt độ thích hợp với vi khuẩn - là mức nhiệt cao hơn nhiệt độ bên trong tủ lạnh và dưới 60 độ C.

Sau khi nấu một bữa ăn, nếu định giữ lại, cần nhanh chóng làm lạnh thức ăn thừa mà không cần để nguội: Có thể chia thành nhiều phần nhỏ, đặt vào tủ lạnh.

GS Palombo nhấn mạnh quy tắc 2 giờ/4 giờ: Nếu thứ gì đó được lấy khỏi tủ lạnh tối đa 2 giờ, nó có thể trở lại nó một cách an toàn.

Nếu để ở ngoài lâu hơn, nó cần được ăn ngay hoặc vứt bỏ. Nếu nó ở ngoài lâu hơn 4 giờ, nó là mối nguy hiểm thực sự.

Tất nhiên bạn cũng cần lưu ý những quy tắc cơ bản khác bao gồm rửa tay trước khi ăn và trước khi chuẩn bị thức ăn, sử dụng dụng cụ sạch sẽ để không làm lây nhiễm chéo mầm bệnh từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín.

Cập nhật: 02/11/2023 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video