Cỗ máy biến khí độc thành... bùn

Hàng trăm tấn rác thải được cỗ máy này thiêu hủy gọn gàng mà không hề thoát ra một chút khói nào. Nó cũng có thể lọc được không khí ngột ngạt, bức bối trong các khu chợ đông người hay "tiêu diệt" những cột khói đen ngòm, bốc nghi ngút từ ống khói của các nhà máy công nghiệp...

Anh Loan (phải) đang giới thiệu cỗ máy

Đó là công nghệ xử lý khói bụi, khí thải - sáng chế độc đáo có giá trị ứng dụng rất cao của một thầy thuốc trẻ ở tỉnh Hà Tây.

Để tận mắt chứng kiến, chúng tôi tìm đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, nơi đang cho chạy thử nghiệm cỗ máy. Ông Trương Quý Dương - Giám đốc bệnh viện khẳng định ngay: "Đúng đấy, chiếc máy chúng tôi đang sử dụng mặc dù mới chỉ được sản xuất theo kiểu thủ công nhưng tính năng thì thật tuyệt vời".

Ông Dương dẫn chúng tôi ra phía sau bệnh viện, nơi đặt máy để quan sát. Cỗ máy là một hệ thống tuần hoàn liên tục, khép kín bao gồm cửa đưa rác thải vào bên trong, ống thoát khí và các bình lọc để xử lý khói tạo ra trong quá trình đốt cháy. Nguyên lý hoạt động của máy tuy không phức tạp nhưng cực kỳ khoa học. Hệ thống đốt (nóng tới gần 2.0000C), hệ thống đẩy khói, hệ thống lọc quay với tốc độ cao sẽ cuộn hết khói vào hơi nước vôi (hoặc nước sút pha loãng) rồi lắng cặn, khí sạch bay lên.

Mới đầu, ông Dương cũng chưa tin nên đặt chiếc khăn mặt trắng phủ lên ống khói để "thử", máy chạy liên tục trong mấy giờ đồng hồ, thiêu hủy hàng tấn rác mà chiếc khăn vẫn trắng tinh, không hề có bất cứ một vết bẩn do khói thải gây nên.

Ông Dương chỉ tay vào đống đen phía chân tường rào to chỉ độ cái lồng bàn, phấn khởi khoe với chúng tôi: "Ba tấn rác thải y tế đấy! Cứ hai ngày bệnh viện gom lại đốt một lần. Trước đây, chúng gây ô nhiễm cho cả một vùng, bây giờ vấn đề đã được xử lý triệt để rồi. Ứng dụng công nghệ này trong các nhà máy, khu công nghiệp... sẽ rất tốt". Cạnh chỗ chúng tôi đứng, phía trên ống khói cỗ máy, những cành sung với lá xanh mơn mởn vẫn đang trổ những trái non...

Người phát minh ra cỗ máy này là thầy thuốc trẻ tuổi Nguyễn Đình Loan, hiện đang sinh sống tại xã Phú Sơn (Ba Vì, Hà Tây). Anh Loan bảo, ý tưởng của anh đã có cách đây hơn 10 năm vì theo đuổi nghề thuốc đông y của gia đình nên trước sau cũng phải có một xưởng bào chế thuốc.

Anh Loan tính tiếp, có xưởng bào chế sẽ phải sử dụng một lượng than, củi rất nhiều để sấy thuốc; mà đã sấy thuốc thì khói, bụi và những mùi khó chịu sẽ bốc lên nhiều lắm, ảnh hưởng ngay tới sức khỏe của bà con trong xã.

Nguyễn Đình Loan lang thang một mình, có khi đứng lặng hàng giờ đồng hồ để ngắm ống khói nghi ngút của những nhà máy dệt, nhà máy hóa chất... rồi về nhà cắm cúi ghi chép, tính toán. Mỗi khi có chút thời gian ngoài công việc của người thầy thuốc, Nguyễn Đình Loan luôn tìm đọc những quyển sách giáo khoa hóa học, sưu tầm tài liệu về công trình nghiên cứu, tạp chí môi trường.

Anh Loan cho biết, công trình của anh hoàn toàn dựa trên sự quan sát từ tự nhiên. Vì làm nghề thuốc nên bao giờ người thầy thuốc trẻ cũng nghĩ đến quê hương, đến ngành y tế trước tiên.

Anh Loan cho biết anh đã hoàn thành một số đề tài và cần chia sẻ với các ngành chức năng, các nhà khoa học để chúng sớm đi vào cuộc sống. Đó là những nghiên cứu về việc làm sạch nước sông Tô Lịch và các hồ ở Hà Nội bằng phương pháp ít tốn kém; giải pháp phòng đê vỡ và xử lý khi vỡ đê; phương pháp lọc sạch không khí và phòng chữa cháy trong những khu chợ đông người, ngột ngạt...

Theo Thanh Niên Online
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video