Có thiếu thuốc đặc trị bệnh sán lá gan lớn?

Thời gian qua, nhiều bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn ở các tỉnh miền Trung, Tây nguyên đã không được tiếp nhận điều trị do hết thuốc. Bao giờ có thuốc điều trị trở lại? TS Đặng Thị Cẩm Thạch (ảnh) - trưởng khoa ký sinh trùng Viện Sốt rét - ký sinh trùng và côn trùng T.Ư - cho biết:

- Ngày 26-10, Bộ Y tế sẽ họp với Viện Sốt rét - ký sinh trùng và côn trùng T.Ư để giải quyết vấn đề này. Đã có hai phương án đề xuất lên Bộ Y tế: đề nghị Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tăng số lượng thuốc Triclabendazone hỗ trợ cho VN; phương án thứ 2 là nhập khẩu thuốc này như các thuốc khác trên thị trường. Từ trước tới nay, Triclabendazone hoàn toàn do WHO tặng VN. Lý do thiếu thuốc trong thời gian qua là do đợt cũ sắp hết mà đợt mới chưa về.

* Tình hình bệnh sán lá gan lớn hiện ra sao, thưa bà? Đã có những thông tin bệnh đang bùng phát ở 45 tỉnh thành?

- Chúng tôi vừa đi thực nghiệm ở năm tỉnh miền Trung, sắp tới sẽ đi bốn tỉnh miền Bắc. Ngoài số bệnh nhân cũ (trên 2.000 bệnh nhân ở 45 tỉnh thành), chúng tôi ước tính mỗi xã có 1-5 bệnh nhân mới. Từ năm 1997 chúng tôi đã có thông tin về 500 ca nhiễm sán lá gan lớn ở nhiều địa phương.

Nguyên nhân nhiễm là do ăn phải các loại rau thủy sinh như rau cần, ngổ... nhiễm ấu trùng sán. Số người được xác định nhiễm tăng nhanh từ 2003 trở lại đây và do có thuốc điều trị nên số bệnh nhân tìm đến điều trị đông hơn. Ngay ở viện này, số người bệnh chín tháng đầu năm nay cũng đã tăng gấp bốn lần so với cùng kỳ 2005. Tuy nhiên tôi khẳng định đây không phải là dịch ký sinh trùng.

* Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi và một số bệnh viện khác ở miền Trung đã thông báo chỉ còn thuốc điều trị đến hết tháng mười. Nếu WHO chưa tăng được lượng thuốc hỗ trợ, VN đã có nguồn nhập khẩu?

- Hiện Triclabendazone không có bán trên thị trường, nhưng ước tính giá mỗi viên khoảng 30.000 đồng, mỗi người bệnh cần uống hai viên để “tẩy” sán. Về phương án nhập khẩu bên cạnh phần hỗ trợ của WHO, chúng tôi biết đã có chỗ sẵn sàng bán thuốc cho VN.

Vấn đề nhập bao nhiêu, nhập như thế nào... thì còn đang tính toán đề xuất. Chúng tôi cũng dự kiến đề xuất nhập cho vài năm, số lượng lên tới vài chục ngàn viên. Ở viện chúng tôi có đủ thuốc điều trị cho đến hết tháng 12-2006.

* Bệnh sán lá gan lớn nguy hiểm ra sao thưa bà?

- Sau khi nhiễm sán lá gan lớn, người bệnh sẽ có những phản ứng như sốt, đau vùng hạ sườn phải hay thượng vị, ấu trùng sán còn di chuyển ra ký sinh ở khớp gối, dạ dày, phổi, chui vào bao gan...

Lúc này, triệu chứng xuất hiện rầm rộ, xét nghiệm phân có trứng sán, bạch cầu ái toan tăng. Siêu âm sẽ thấy tổn thương gan. Có người tổn thương ở gan lớn bằng quả cam và mới đây đã có người bị vỡ khối áp xe trong gan do nhiễm sán lá gan, phải cấp cứu.

 L.ANH thực hiện

Theo Tuổi trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video