Năm 2012, các nhà khoa học Châu Âu đã phát hiện ra một loài vi tảo ăn thịt ở vùng biển Đan Mạch có thể làm tê liệt các sinh vật khác bằng cách giải phóng một lượng lớn chất độc trong nước. Đồng thời chúng cũng có thể ăn thịt những con cá có kích thước lớn. Có một thời, cư dân ven biển Bắc Âu ngại ra khơi, thậm chí ngư dân còn phải mặc quần áo chống thấm nước đặc biệt mới dám ra khơi chỉ vì loài vi tảo này.
Nhưng đối với những cư dân ở đảo Læsø, Đan Mạch, họ là những người đã ăn tảo từ nhỏ và cho tới nay, họ vẫn chưa tìm ra được loài tảo nào có thể khiến họ cảm thấy sợ hai. Khi mọi người không dám ra khơi, họ là những người duy nhất quay lại bờ biển để thu thập rong, tảo biển.
Người dân thu hoạch rong biển.
Vallin, một người Đan Mạch bản địa cho biết: "Đây là món ăn ngon nhất trên thế giới, giàu axit alginic, vitamin và protein". "Hầu hết những người Bắc Âu trong quá khứ đều không ăn rong biển vì nó đắng và nặng mùi, nhưng trong thời kỳ Cái chết Đen và Chiến tranh Ba mươi năm, những ngư dân sinh sống dọc theo bờ biển Đan Mạch đã sống sót nhờ vào tất cả các loại rong, tảo biển này".
Mẹ của Vallin là một ngư dân Đan Mạch bản địa ở Biển Bắc nói rằng bà đã đi đánh cá với cha mình khi mới lên 7. Sau đó, cha của bà đã mất trong Thế chiến thứ hai, và gia đình chuyển đến đảo Læsø sinh sống và không bao giờ rời đi.
Rong biển có tác dụng đáng kể đối với bệnh bạch cầu và các triệu chứng loét khác nhau.
Đảo Læsø cách phần đất của Đan Mạch khoảng 15 km, với diện tích 101 km vuông và chưa đầy 1.800 cư dân thường trú, là đô thị có mật độ dân số thấp nhất miền Bắc Âu.
Đảo Læsø là một trong những nơi nổi tiếng ở Châu Âu, vì hiện tại hòn đảo là một trong những nơi xuất khẩu nhiều rong biển, ngoài đánh bắt cá, người dân địa phương dành thời gian còn lại để thu thập các loại rong biển tự nhiên sau khi phơi khô. Người ta nói rằng ngoài đặc tính chống oxy hóa, rong biển còn có tác dụng đáng kể đối với bệnh bạch cầu và các triệu chứng loét khác nhau.
Vị trí của đảo Læsø.
Thế nhưng điều thực sự thu hút mọi người ở hòn đảo này là hàng chục ngôi nhà rong biển có lịch sử hơn 300 năm, năm 2012, UNESCO đã cử chuyên gia đến khảo sát và đưa ra kết luận: "Những ngôi nhà rong biển này có lịch sử lâu đời, với niên đại khoảng 300-350 năm với lớp rong trên mái dày hơn một mét, tổng trọng lượng từ 35-40 tấn".
Dù ngôi nhà rong biển không được xếp vào danh sách Di sản thế giới nhưng các chuyên gia vẫn đánh giá khá cao về độ "độc nhất vô nhị" của nó, bởi tuổi thọ của mái bê tông cốt thép thông thường là chỉ 50-80 năm, trong khi rong biển lại có tuổi thọ cao hơn gấp nhiều lần.
Vật liệu phủ mái nhà làm từ rong biển.
Người đầu tiên cố gắng xây dựng mái nhà bằng rong biển là của một ngư dân vào thế kỷ 17. Trên đường trở về, anh ta thấy tấm gỗ của một con tàu đắm nổi lên. Sau đó anh đã nhặt và ném nó lên bờ. Một năm sau, người đánh cá phát hiện những đám tảo lươn mọc trên trên tấm ván gỗ trước đây đã được phơi khô, và dù mưa to đến đâu, những hạt mưa cũng sẽ không thể thấm vào lớp rong khô. Theo đó, khi mái nhà của anh ta bị thủng sau trận bão, anh đã nhặt lại tấm ván đó để sửa lại mái nhà của mình.
Trong những năm sau đó, người dân trên đảo đã học hỏi nhau và cải tiến quy trình làm khô, buộc tảo lươn, và dần dần hình thành một nghề thủ công độc đáo của đảo. Trong quá khứ, có hơn 400 ngôi nhà bằng rong biển trên đảo, và một số mái nhà dày tới 1,5 mét, điều này đã cải thiện đáng kể khả năng đối phó với bão và mùa đông lạnh giá của người dân trên đảo.
Tuy nhiên, vào năm 1910, một làn sóng nấm bùng phát trong nước biển do dòng nước thải công nghiệp tràn lan ở Đan Mạch, và tảo lươn, loài có yêu cầu chất lượng nước cực cao đã chết hàng loạt. Bởi vậy người dân đã phải thay thế tảo lươn bằng những vật liệu khác để làm mái nhà.
Mái nhà rong biển thiện đáng kể khả năng đối phó với bão và mùa đông lạnh giá của người dân trên đảo.
Năm 2012, báo cáo của UNESCO về ngôi nhà rong biển đã khiến mọi người bắt đầu chú ý đến kỹ năng lâu đời này, và theo đó, đã có rất nhiều người chọn sử dụng lại tảo lươn để làm nhà, nhưng cách thức và kỹ thuật của họ lại hoàn toàn khác so với trước đây.
Ưu điểm của việc làm này là chi phí thấp, không chỉ chống nắng, chống thấm...
Lấy ví dụ về phiên bản hiện đại của ngôi nhà được làm bằng rong biển. Sau khi cấu trúc của ngôi nhà bằng gỗ hoàn thành, một lớp màng chống thấm sẽ được đặt trên mái dốc, sau đó rong biển được thu gom và làm khô trước đó được bó lại thành các dải tròn sẽ được cố định lên mái nhà bằng dây thừng. Công việc này có thể được thực hiện bởi một người đàn ông trưởng thành và mất khoảng 3 ngày (không bao gồm thu hái và phơi khô).
Ưu điểm của việc làm này là chi phí thấp, không chỉ chống nắng, chống thấm, chống côn trùng mà kết cấu mái bằng gỗ cũng sẽ trở nên bền bỉ hơn.
Tuy nhiên đối với những ngôi nhà rong biển truyền thống, người ra phải làm 4 đến 5 lớp lót mới đạt độ dày một mét. Sau đó, mái nhà sẽ không bào giờ cần bảo dưỡng. Dù màng chống thấm có bị thủng thì nhà cũng không bị dột. Và những người sống trong đó 300 năm sẽ không phải lo lắng về bọ, vì mùi rong biển sẽ xua đuổi hầu hết các loại bọ.