Có yêu đến mấy cũng đừng chạm vào cây, vì chúng thật sự không thích thế

Hóa ra quan niệm của hội yêu cây trên thế giới bây lâu nay đã sai rồi.

Nhiều người yêu vườn cứ ngỡ, những cái vuốt ve lên cây lá sẽ khiến chúng cảm nhận được sự quan tâm mà mau lớn hơn. Nhưng thực tiễn trên góc độ khoa học lại chứng minh điều ngược lại.

Sự thật là ngay cả một cái chạm nhẹ vô tình cũng là "quấy rối", khiến chúng lập tức nảy sinh phản ứng phòng thủ.

Một thực tiễn khác xa với tưởng tượng

Nếu tìm kiếm thông tin về mẹo chăm sóc cây cối, bạn có thể bắt gặp những lời khuyên rất kỳ lạ, ví dụ như chơi nhạc cho cây nghe, hay chuyện trò với chúng, hoặc là thường xuyên nựng nịu như đối với thú cưng.

Nhưng rất tiếc, hầu hết tất cả những hành động trên đều chỉ là để thỏa mãn thú vui cho người trồng mà thôi. Chúng ta cứ vô tư mà tự huyễn hoặc, ảo tưởng rằng tình yêu thương của mình là "thuốc tăng trọng" hữu hiệu cho cây. Có điều đã đến lúc phải dừng sự huyễn hoặc ấy lại rồi!


Thực vật chẳng hề thích thú gì với những cái đụng chạm thân mật của con người.

Gần đây, một nghiên cứu từ Viện Nông nghiệp và Thực phẩm La Trobe (La Trobe Institute for Agriculture and Food) đã chứng minh rằng thực vật chẳng hề thích thú gì với những cái đụng chạm thân mật của con người.

Thậm chí, phản ứng của chúng còn tiêu cực y như khi phải tiếp xúc với các loài sâu bệnh nữa cơ.

Một cái chạm nhẹ cũng gây ra sự biến đổi gene

"Từ cái chạm nhẹ nhất của người và động vật, thậm chí là va chạm với cây khác gần kề do bị gió thổi, đều gây ra phản ứng biến đổi gene cực kỳ lớn trong thực vật" - Jim Whelan, tác giả nghiên cứu mới của La Trobe cho hay.

"Chỉ trong vòng 30 phút sau khi bị đụng trúng, 10% hệ thống gene của cây đã bị thay đổi. Quá trình này lấy đi một khoản năng lượng khá lớn, trong khi chúng vốn được dành cho sự phát triển của cây cối. Nếu cứ diễn tới diễn lui nhiều lần, sự tăng trưởng của thực vật có thể bị giảm tới 30%".


Chỉ trong vòng 30 phút sau khi bị đụng trúng, 10% hệ thống gene của cây đã bị thay đổi.

Mặc dù Jim Whelan và các đồng nghiệp vẫn chưa xác thực được lý do cây cối tiêu tốn quá nhiều năng lượng cho việc thay đổi gene chỉ vì những cái đụng chạm vô hại, nhưng họ đã có một giả thuyết khá tin cậy.

"Chúng ta đều biết rằng, khi bị một côn trùng đáp xuống, các gene trong cây liền được kích hoạt để chuẩn bị cho sự tự vệ, tránh bị ăn" - Yan Wang, một nhà nghiên cứu của nhóm cho biết.

Tương tự như vậy, khi thực vật bị chạm bởi thực vật khác hay động vật, con người, chúng cũng sẽ nghi ngờ và tự động đầu tư cho phản ứng tự vệ. Nguồn năng lượng lẽ ra được sử dụng hết cho sự tăng trưởng bị buộc phải xé lẻ, chia bớt sang hoạt động biến đổi gene. Nó tất yếu trì hoãn phần nào sự phát triển, khiến cây trở nên chậm lớn.

Yêu thôi, đừng đụng chạm!

Vẫn cần thời gian và nghiên cứu, đối chiếu kỹ lưỡng để chứng minh giả thuyết trên của nhóm Jim Whelan là chính xác. Dù vậy, đã xuất hiện một kết quả đáng ngại, đó là sự đụng chạm liên tục không hề khiến cây cối dần cảm thấy quen mà lơi lỏng sự đề phòng.

Trái lại, nó khiến chúng mỗi lúc một nâng cao cảnh giác, ngày càng tốn kém năng lượng hơn cho việc biến đổi gene, gây ra sự chậm phát triển kéo dài.


Ngoại trừ vấn đề đón nắng, còn phải quan tâm giảm thiểu tối đa sự đụng chạm giữa các cây với nhau.

Không như động vật có mắt để quan sát và có não để phân tích, cây cối rất chậm chạp trong vấn đề nhận thức. Chúng cần một thời gian dài để phân biệt được đâu là sự đụng chạm có hại và đâu là sự đụng chạm vô hại. Và trong suốt khoảng thời gian bận bịu với công việc so sánh và lọc mẫu này, chúng sẽ phần nào lơi là nghĩa vụ sinh trưởng.

Với người chỉ làm vườn cho vui, thì có lẽ điều này cũng không quan trọng lắm. Nhưng với các nông dân sống dựa vào trồng trọt, đây chắc chắn là một nhắc nhở cấp thiết.

Vốn dĩ, mọi nhà nông đều biết mật độ cây trồng quan trọng như thế nào. Họ cần phải giữ khoảng cách sao cho mỗi một cây đều hưởng đủ ánh sáng. Song nghiên cứu từ La Trobe vẫn đem đến một bài học mới. Đó là ngoại trừ vấn đề đón nắng, còn phải quan tâm giảm thiểu tối đa sự đụng chạm giữa các cây với nhau.

So ra thì việc bị đụng chạm đối với thực vật cũng khá giống với việc chúng ta bị quấy rối bởi một kẻ biến thái. Phản ứng đầu tiên là kinh hãi, tiếp đến là đề phòng cao độ.

Sẽ không sao nếu bạn đôi khi vô tình chạm phải cây lá, nhưng tối ngày ôm ấp, vuốt ve thì có lẽ là phải dừng lại thôi! Vì điều hành động đó không tốt cho thực vật chút nào.

Cập nhật: 25/12/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video