Con ngựa hoang đầu tiên ra đời nhờ thụ tinh ống nghiệm

Con ngựa này thuộc giống ngựa hoang Przewalski, được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo do Viện bảo tồn sinh học Smithsonian (SCBI) thực hiện đã mở ra hy vọng mới cho việc bảo tồn các loài động vật quý hiếm.

Dolores Reed, nhà nghiên cứu đến từ SCBI cho biết: “Ngựa mẹ đã có một thai kỳ bình thường kéo dài 340 ngày và quá trình sinh sản diễn ra trong 10 phút”. Đây là thành quả sau bảy năm nghiên cứu.


Chú ngựa được sinh ra nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. (Ảnh: Redorbit)

Ban đầu các nhà khoa học phải thuần hóa ngựa hoang. Họ huấn luyện chúng để có thể thu được mẫu nước tiểu, rồi sau đó thu thập tinh trùng từ ngựa đực.

Đồng thời, họ cũng phải giám sát nồng độ horrmone của ngựa cái và chu kỳ động dục của nó. Từ đó mới có những tính toán phù hợp để quá trình thụ tinh diễn ra thành công.

Rút kinh nghiệm từ những lần thụ tinh nhân tạo không thành công trước đây, trong nghiên cứu này các nhà khoa học quyết định rút ngắn quãng đường đi của tinh trùng.

Reed giải thích, với số lượng ít ỏi ngựa Przewalski trong tự nhiên có thể dẫn đến giao phối cận huyết.

Thụ tinh nhân tạo sẽ giúp đa dạng hóa nguồn gene, vừa giúp động vật phát triển và duy trì nòi giống, phương pháp này cũng an toàn và hạn chế chi phí phát sinh do phải vận chuyển ngựa hoang đến nơi giao phối.

Ngựa hoang Przewalski đã bị cảnh báo tuyệt chủng từ 44 năm trước. Đến năm 2008 có khoảng 500 con ngựa thuộc loài này đang sống trong tự nhiên và 1.500 con sống trong các vườn thú và khu bảo tồn, nhưng rất khó để phát triển lượng cá thể ngựa này bằng phương pháp thụ tinh tự nhiên.

Theo Vietnamnet, Redorbit
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video