Con người khiến một tầng khí quyển co lại

Khí nhà kính từ hoạt động của con người góp phần làm tầng bình lưu mỏng đi 400 m chỉ trong vòng vài chục năm.

Các nhà khoa học phát hiện tầng bình lưu của khí quyển mỏng đi 400 m từ năm 1980, Science Alert hôm 15/5 đưa tin. Đây là nghiên cứu đầu tiên về hiện tượng này trên quy mô toàn cầu thay vì cục bộ. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Environmental Research Letters.


Tầng đối lưu (đỏ cam) và tầng bình lưu (xanh) nhìn từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). (Ảnh: NASA).

"Tôi cảm thấy rất sốc. Điều này chứng tỏ chúng ta đang gây xáo trộn đến tầng khí quyển cao tới 60km", nhà vật lý Juan Anel tại Đại học Vigo, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết. Tầng bình lưu nằm ở độ cao 20 - 60km, phía trên tầng khí quyển mà con người hít thở - tầng đối lưu. Tầng bình lưu có rất ít mây và chứa lớp ozone quan trọng.

Các nỗ lực trên khắp thế giới đã giúp ngăn chặn sự sụt giảm ozone, điều từng khiến một lỗ hổng xuất hiện ở lớp ozone phía trên châu Nam Cực. Tuy nhiên, hoạt động phát thải khí nhà kính vẫn đang làm biến đổi tầng bình lưu.

Nhà vật lý khí quyển Petr Pisoft tại Đại học Charl's cùng đồng nghiệp phân tích ảnh chụp vệ tinh từ những năm 1980 kết hợp với các mô hình khí hậu. Họ xác định rằng, sự gia tăng CO2 chứ không phải sụt giảm ozone đang khiến tầng bình lưu co lại.

Sự ấm lên do khí nhà kính khiến tầng đối lưu nở ra, chèn ép tầng bình lưu phía trên. Một nguyên nhân quan trọng khác là lượng CO2 gia tăng trong tầng bình lưu khiến các hỗn hợp khí lạnh đi và tụ lại gần nhau hơn (tác động trái ngược so với tầng đối lưu), làm cả tầng này co nhỏ. "Tầng bình lưu của Trái đất có thể mất 4% chiều dọc (khoảng 1,3 km) từ năm 1980-2080", Anel nói.

Ozone và oxy dạng phân tử trong tầng bình lưu hấp thụ phần lớn bức xạ cực tím từ Mặt trời, bảo vệ con người khỏi những tia sáng Mặt trời có hại nhất với bước sóng dưới 300 nm. Tại đây, nhiệt độ không khí tăng theo độ cao (trái ngược với dưới tầng đối lưu), khiến tầng này rất ổn định. Vì vậy, máy bay có thể lui tới đây khi thời tiết bên dưới quá xấu. Nhưng sự ổn định này cũng đồng nghĩa bất cứ chất hóa học nào bay tới tầng bình lưu cũng có xu hướng nán lại lâu hơn.

Nếu các thay đổi diễn ra như dự đoán, quy mô của chúng sẽ đủ lớn để có thể ảnh hưởng đến vệ tinh, GPS và liên lạc vô tuyến, Pisoft cùng đồng nghiệp cảnh báo. Nó cũng có thể thay đổi sự phân bố độ cao của các phân tử hấp thụ và phát thải, qua đó thay đổi cách tầng bình lưu hấp thụ bức xạ và cơ chế tổng thể. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cần nghiên cứu kỹ lưỡng thêm trước khi biết được liệu những tác động này có xảy ra không và xảy ra như thế nào.

Cập nhật: 17/05/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video