Con người sử dụng thành thạo ngôn ngữ đôi mắt từ khi mới sinh

Một nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Viện Hàn lâm khoa học Hoa Kỳ đã chứng minh rằng đôi mắt của con người không chỉ được dùng để thu nhận hình ảnh mà còn thực hiện quá trình ngược lại, dùng đôi mắt để biểu hiện suy nghĩ, tâm trạng. Hơn nữa, khả năng này được hình thành như một bản năng từ rất sớm trong cuộc đời mỗi người. Chính sự 2 chiều này giúp giải thích vì sao chúng ta có thể nhìn vào ánh mắt của người khác để biết được suy nghĩ, tình cảm và trạng thái cảm xúc của họ.

>>> Hành vi "phát khóc vì đẹp" chỉ có ở loài người

Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Bạn nhìn thế giới hàng ngày bằng đôi mắt và bạn cũng có thể thông qua đôi mắt để "nhìn" được suy nghĩ, tâm trạng của người khác. Bằng nhìn ánh mắt của người khác, bạn có thể nhận biết được một cặp đôi đang yêu, nỗi sợ hãi của một đứa trẻ hay thậm chí là giáo viên có thể dùng ánh mắt để biết được học sinh nào đang gian lận trong giờ kiểm tra,... Vậy làm thế nào một khối cầu đen, trắng với lớp phủ trong suốt, nằm vừa vặn trong hộp sọ lại có thể giúp con người hiểu được tình yêu, nỗi sợ hay sự gian lận của người khác.

Một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi 2 nhà khoa học Sarah Jessen từ Viện Max Planck và Tobias Grossmann tại Đại học Virginia đã lý giải được điều đó. Kết quả nghiên cứu đã được công bố tại Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ mới đây.

Mắt người có khu vực tròng trắng lớn hơn so với nhiều loại động vật khác, giúp con người có thể dễ dàng theo dõi mọi thứ xung quanh. Đối với hầu hết mọi người, kể cả những đứa trẻ sơ sinh, đều tập trung vào đôi mắt khi nhìn vào khuôn mặt của người khác. Đối với những người mắc chứng tự kỷ, khả năng đọc tâm trí người khác sẽ có vấn đề và họ sẽ không còn khả năng tập trung vào mắt người khác. Chính vì vậy nên những người này thường gặp khó khăn trong giao tiếp hoặc khi đối diện với người khác. Tất cả những điều này đã hình thành nên giả thuyết rằng, đôi mắt là công cụ quan trọng giúp chúng ta quan sát và hiểu được cảm nhận của người khác qua đôi mắt của họ.

Nếu như thế thì ngay cả những đứa trẻ sơ sinh cũng có thể phát hiện được cảm xúc từ đôi mắt của người khác và đặc biệt là từ tròng trắng của họ. Trong một thí nghiệm chứng minh, các nhà nghiên cứu đã phác họa nên những trạng thái khác nhau của đôi mắt, từ sợ hãi đến trung lập. Những trạng thái này chủ yếu tạo ra bởi vị trí của tròng trắng. Sau đó, họ cho những đứa trẻ sơ sinh xem các bức hình trong khoảng thời gian chỉ 50 mili giây, đồng thời dùng kỹ thuật ERP để phân tích sóng não của đứa trẻ nhằm xác định, chúng có ý thức được sự khác biệt trong đôi mắt hay không.

Kết quả cho thấy, sóng não của những đứa trẻ có sự khác nhau rõ rệt khi họ nhìn vào một đôi mắt sợ hãi và đôi mắt bình thường. Sự khác biệt sóng não thể hiện rõ rệt nhất ở khu vực não trước - khu vực kiểm soát sự chú ý và liên kết chặt chẽ với khu vực não phát hiện nỗi sợ hãi. Để so sánh, các nhà nghiên cứu cũng dùng những bức phác họa trên, nhưng màu sắc bị đảo ngược từ đen thành trắng, trắng thành đen và cho bọn trẻ quan sát lại. Khi đó, sóng não của chúng lại không có sự khác biệt.

Do đó, các nhà nghiên cứu kết luận rằng, chúng ta không chỉ có cái nhìn rất sâu sắc ở những trạng thái khác nhau của mắt người khác, mà còn có thể nhận biết được các tình trạng tình cảm của họ dựa vào khu vực tròng trắng. Đồng thời, đôi mắt của chúng ta không chỉ là công cụ quan sát, thu nhận hình ảnh cho não mà nó còn có chức năng ngược lại, não bộ sẽ thực hiện nhiều tính toán phức tạp và điều chỉnh cử chỉ của đôi mắt để cho mọi người biết, chúng ta đang nghĩ gì và cảm thấy ra sao.

Tham khảo: WSJ

Theo ndminhduc/Tinh Tế
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video