Cổng điện tử giúp nhận diện chính xác khuôn mặt

Công ty Aoptix có trụ sở tại Thung lũng Silicon vừa mới giới thiệu một loại cổng điện tử (e-gate) mới có khả năng nhận diện khuôn mặt cũng như tròng đen mắt của hành khách trước khi mở cửa cho họ lên máy bay.

>>> Sinh trắc học - Xu hướng an ninh mới ở doanh nghiệp

“Đây là công nghệ mà chúng tôi gọi là tương lai của việc kiểm soát hành khách lên máy bay,” Brian Rhea, Giám đốc công ty AOptix cho biết khi chiếc cổng điện tử InSight Duo mới được đưa vào thử nghiệm tại sân bay quốc tế San Jose ở phía Bắc California.

“Các hãng hàng không rất quan tâm đến vấn đề về an ninh và luôn tìm cách để đảm bảo chắc chắn người lên máy bay chính xác là người có tên trên thẻ lên máy bay”, ông nói thêm.


Cổng điện tử giúp nhận diện khuôn mặt. (Nguồn: physorg.com)

Cổng điện tử E-gate của AOptix có khả năng xác nhận danh tính dựa trên quét tròng mắt đã được sử dụng tại các sân bay ở Anh và Qatar cũng như một cơ sở bảo mật cao tại thủ đô Washington, Mỹ.

Hệ thống mới được quảng bá là thiết bị đầu tiên bổ sung khả năng nhận diện khuôn mặt vào quét mống mắt, vốn là đặc trưng cho từng người.

“Khách hàng yêu cầu chụp ảnh mặt với tròng mắt. Có rất nhiều mối quan tâm, đặc biệt là ở các cửa khẩu nhập cư hay biên giới”, Rhea nhấn mạnh.

Những người đăng ký nhìn nhanh vào máy scan để máy lập bản đồ khuôn mặt và đôi mắt trong vài giây. Dữ liệu sinh trắc học được lưu trữ trên máy tính được đồng bộ hóa với mã vạch trên thẻ lên máy bay hay các tài liệu khác.

Người nào muốn lên máy bay đều phải đặt thẻ lên đầu đọc tại e-gate và nhìn vào một màn hình gần đó để máy kiểm tra xem tròng mắt và khuôn mặt có trùng khớp, phù hợp với thông tin lưu hồ sơ không. Cổng an ninh chỉ mở cho những người có các chi tiết trùng khớp một cách tuyệt đối.

“Tròng mắt là một đặc điểm nhận dạng tốt hơn vân tay”, Rhea nói. Tuy nhiên, nếu bạn có thông tin trùng khớp cả khuôn mặt lẫn tròng mắt thì đó quả là một hệ thống hiệu quả, ông cho biết thêm.

AOptix, được các nhà thiên văn học sáng lập cách đây khoảng 11 năm trước ở phía Bắc California, đã kết hợp công nghệ quét sinh trắc học với cổng lên máy bay do công ty Đức Kaba chế tạo.

Công ty cho biết họ đã nhận thấy được nhu cầu kết hợp các hệ thống nhận dạng khuôn mặt - tròng mắt từ các quan chức vận hành các tòa nhà an ninh cao, sân bay hay các trạm kiểm soát biên giới.

“Từ góc độ của một sân bay, chúng tôi chắc chắn ủng hộ những tiến bộ công nghệ mà có thể làm dễ dàng hơn cho hành khách và các hãng hàng không”, David Vossbrink, Giám đốc truyền thông của sây bay San Jose nói.

“Chúng tôi rất thích thú khi các công ty từ Thung lũng Silicon như AOptix có thể tạo được bước tiến mới để toàn bộ các công ty lữ hành có thể được hưởng lợi, tận dụng từ nó”, ông nói khi theo dõi thử nghiệm e-gate.

Các cổng điện tử sẽ giúp hành khách bỏ qua các thủ tục kiểm tra an ninh thông thường tại các sân bay như hiện nay.

“Sẽ luôn cần một số biện pháp sàng lọc vật lý mặc dù tiến bộ này có thể giúp kiểm tra ID dễ dàng hơn”, Rhea nói. Các hãng hàng không có xu hướng giữ lại dữ liệu sinh trắc học chỉ trong một khoảng thời gian ngắn và xóa bỏ khi các chuyến bay hoàn thành và dữ liệu đó không còn cần thiết cho các cuộc kiểm tra an ninh.

Cơ sở dữ liệu về gương mặt và tròng mắt kết nối với Dou e-gate tại các vị trí như các trạm kiểm soát biên giới hay lối vào các tòa nhà cần những người phụ trách kiểm tra an ninh.

Cuối cùng, nếu một người nào đó bị trục xuất khỏi nước Anh vì bất kỳ lý do gì và đang cố quay lại với hồ sơ giả, thông tin tròng mắt từ nơi trục xuất sẽ tiết lộ ý đồ của anh ta.

Theo Đất Việt
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video