Công nghệ chỉnh hình bằng nhiệt phế quản và bệnh suyễn

Đại học Uc Davis, Hoa Kỳ vừa đưa ra hướng điều trị mới cho bệnh suyễn nặng. Đó là phương pháp chỉnh hình bằng nhiệt phế quản, đây được xem như là một lựa chọn lâu dài cho việc kiểm soát triệu chứng hen suyễn nặng.


Bệnh nhân bị hen suyễn nặng. (Ảnh internet)

Sức khỏe của cô bé Ariel Noriega bị suy yếu nghiêm trọng kể từ khi cơn hen suyễn đầu tiên xuất hiện. Mặc dù vậy, cô bé vẫn chơi bóng rổ ở trường tiểu học. Từ đó, mối quan tâm chủ yếu trong cuộc sống hàng ngày của cô bé là làm sao vừa chơi thể thao vừa chống chọi hiệu quả với bệnh suyễn. Giờ đây, với phương pháp điều trị bệnh suyễn mới được áp dụng tại UC Davis Health System, Hoa Kỳ, nữ cầu thủ bóng rổ, và là sinh viên 20 tuổi này đã có thể chơi thể thao thoải mái.

Phương pháp điều trị bệnh suyễn mới được áp dụng cho người bị bệnh suyễn nặng nhưng không thể điều trị hiệu quả bằng thuốc:
phương pháp chỉnh hình bằng nhiệt phế quản có nghĩa là dùng nhiệt loại bỏ các đoạn mô cơ trơn gây nên những cơn co thắt phế quản trong suốt thời gian mà cơn hen suyễn xuất hiện.

Các loại dược phẩm mới có hiệu quả tích cực trong việc điều trị bệnh suyễn nặng cho đa số bệnh nhân, nhưng lại không có tác dụng trên thiểu số còn lại,” theo Nicholas Kenyon, phó giáo sư làm việc tại phòng y tế, Đại học UC Davis, Hoa Kỳ và là một trong những bác sĩ trực tiếp điều trị cho sinh viên Ariel Noriega. “Chúng tôi may mắn có được phương pháp điều trị bệnh suyễn mới này trong số những phương pháp điều trị bệnh suyễn hiệu quả khác ở vùng Sacramento, là một trong những vùng trọng điểm của bệnh suyễn ở bang California, Hoa kỳ.”

Bệnh Suyễn là bệnh viêm mạn tính đường dẫn khí ở phổi, gây ra những cơn co thắt và sự tắc nghẽn đường dẫn khí ở bên trong phổi, hiện ảnh hưởng đến khoảng 23 triệu người Mỹ, bao gồm 7 triệu trẻ em, và là nguyên nhân trực tiếp cũng như gián tiếp gây ra khoảng 11000 ca tử vong mỗi năm tại Hoa Kỳ.

Chất gây dị ứng, hóa chất, khói thuốc lá, khói bụi, ô nhiễm không khí,… và việc tập thể lực nặng hay sự thay đổi nhiệt độ lạnh đột ngột cũng có thể là nguyên nhân kích hoạt các cơn hen suyễn.

Bệnh suyễn của Ariel Noriega đã được thuyên giảm phần nào nhờ điều trị bằng thuốc, nhưng lại gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm như tăng cân và bệnh tiểu đường, làm cho Ariel Noriega phải đến phòng cấp cứu nhiều lần trong một năm. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến quyết định của Ariel Noriega trong việc tìm kiếm một phương cách điều trị mới.

UC Davis Health System là cơ sở y tế đầu tiên ở bang California, Hoa Kỳ, áp dụng công nghệ chỉnh hình bằng nhiệt phế quản vào điều trị bệnh suyễn nặng, sau khi được sự chấp thuận của Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ, vào tháng 4 năm 2010.

Hệ thống Alair bao gồm việc sử dụng và điều khiển một thiết bị duy nhất giúp cung cấp năng lượng tần số vô tuyến trong một thủ tục điều trị bệnh nhân ngoại trú được gọi là chỉnh hình bằng nhiệt phế quản, thiết bị Phát triển bởi công ty Asthmatx có trụ sở đặt tại Sunnyvale, California, Hoa Kỳ.

Quá trình điều trị bao gồm ba phiên ngoại trú tại bệnh viện, trong đó một ống soi phế quản linh hoạt với bốn dây mỏng và máy ảnh siêu nhỏ trên cùng được đưa vào phổi. Sử dụng hình ảnh chiếu lên một màn hình, ống soi phế quản sẽ hướng đến các khu vực nhạy cảm với bệnh hen suyễn, nơi các dây mở rộng sẽ cung cấp nhiệt để loại bỏ các đoạn mô cơ trơn gây nên những cơn co thắt và sự tắc nghẽn đường dẫn khí ở bên trong phổi, trong suốt thời gian mà cơn hen suyễn xuất hiện. Mỗi phiên điều trị ngoại trú kéo dài hơn một giờ. Bệnh nhân thường về nhà cùng ngày hoặc có thể được tái khám sau một thời gian ngắn, tùy thuộc vào khả năng hồi phục của từng bệnh nhân.

HỒ DUY BÌNH (hoduybinhdhtg@cooltoad.com)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video