Cu li, kẻ ngủ ngày không chán

Nơi thiên nhiên hoang dã, sức mạnh luôn thuộc về những kẻ khôn ngoan, lanh lợi và khoẻ mạnh. Phải trải qua hàng triệu năm, mỗi loài mới tự trang bị cho mình một thứ vũ khí riêng biệt, đặc trưng, mà loài khác không có. Vũ khí này chính là công cụ hữu hiệu nhất giúp chúng tồn tại. Và cu li, loài thú ăn đêm, một trong những loài chậm chạp nhất trong các loài thú cũng đã trang bị cho mình đôi mắt tinh tường nhìn thấu suốt đêm tối mù mịt của rừng sâu.

>> Những "bậc thầy" phòng vệ trong tự nhiên

Cu li là loài thú quý và cổ trong bộ linh trưởng Primates. Ảnh: Bornean

Ở Việt Nam hiện có hai loài cu li thuộc giống Nycticebuscu li lớn Nycticebus coucang cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus. Nơi sống chủ yếu của những loài này là rừng xanh nguyên sinh hoặc thứ sinh. Thức ăn chủ yếu là các loài côn trùng, bọ cánh cứng, quả cây, lá nõn cây, trứng chim và chim non trong tổ... Chúng sống trong tất cả các sinh cảnh rừng, kể cả rừng tre nứa, đồi cây bụi… Sống đơn độc, lặng lẽ, hoặc thành nhóm 3 – 4 con, di chuyển nhẹ nhàng, chuyền từ cành này sang cành khác. Ban ngày, chúng cuộn tròn mình lại ngủ trong lùm cây.

Việc di chuyển từ cây này qua cây khác để tìm thức ăn trong rừng rậm giữa lúc trời tối đen là công việc khó khăn. Với cu li, việc này xem chừng dễ hơn vì chúng có đôi mắt to, có độ mở lớn, giúp nhìn rất tốt trong điều kiện ánh sáng yếu về đêm. Chỉ cần một chút ánh sáng ban đêm phát ra từ các loài sâu phát sáng hay đom đóm cũng đủ để đôi mắt của chúng khuếch đại được ánh sáng rõ nét và nhìn xuyên đêm tối. Với khả năng thiên bẩm này, họ hàng nhà cu li có thể leo trèo cây, kiếm ăn dễ dàng trong đêm tối.

Hầu hết các loài động vật săn mồi đêm đều có tập tính ngủ ngày nhằm tiêu hoá thức ăn và phục hồi sức lực để tiếp tục hành trình kiếm sống ban đêm. Theo quan niệm của dân gian, loài cu li không dám ngẩng lên nhìn ban ngày vì bản tính chúng nhút nhát. Có lẽ vì vậy mà chúng còn được gọi là con “cù lần”, hay con “mắc cỡ”. Dưới góc nhìn khoa học, loài cu li có đôi mắt to quá khổ, độ mở lớn, rất có ích trong đêm tối nhưng ngược lại ban ngày là một cực hình đối với chúng. Độ mở lớn làm cho ánh sáng lọt quá nhiều vào mắt và nếu cường độ ánh sáng quá mạnh sẽ làm mắt chúng trở nên mù loà với ánh sáng trắng, không thể thấy gì. Nhằm bảo vệ đôi mắt, loài cu li thường giấu mắt vào phần trong cơ thể, bằng cách cuộn tròn và tìm những nơi tối, có ít ánh sáng để ngủ ngày sau một đêm săn mồi, tìm kiếm thức ăn, tìm kiếm bạn tình trong mùa giao phối mệt nhoài.


Cu li lớn Nycticebus coucang lông mềm mại, màu nâu vàng đỏ, dọc sống lưng màu xám tro không liên tục. Ngực xám tro. Bụng vàng đỏ nhạt. Hông và chân sau đỏ hoe. Mùa sinh sản thường từ tháng 10 đến tháng 12. Mỗi lứa đẻ 1 – 2 con. Tuổi thọ: 12 – 14 năm.
Ảnh: Nguyễn Vũ Khôi.

Cu li là loài thú quý và cổ trong bộ linh trưởng Primates. Chúng có vị trí đặc biệt trong nghiên cứu tiến hoá và thích nghi với đời sống trên cây. Mặt khác, chúng dễ nuôi, nên có thể nuôi nhân giống trong các vườn thú. Hiện loài cu li đang bị đe doạ tuyệt chủng, đặc biệt loài cu li lớn Nycticebus coucang, vì chúng bị con người săn bắn để làm thuốc. Mặc dù cả hai loài đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam nhưng rất cần ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ, bảo tồn loài thú quý hiếm, nhút nhát và dễ thương này trong thiên nhiên hoang dã Việt Nam.


Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus lông mềm mại màu hung nâu, xen kẽ ít lông trắng bạc. Dọc sống mũi có vết trắng. Dọc sống lưng có vết hoe đỏ thẫm. Bụng trắng vàng ánh bạc. Mùa sinh sản vào tháng 10 – 12. Ảnh: Phùng Mỹ Trung.

Theo SGTT
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video