Một phụ nữ người Bỉ đã có một thanh quản hoạt động tốt sau khi các nhà giải phẫu cấy tế bào khí quản của một người đàn ông đã chết vào cánh tay, nơi sẽ phát triển những mạch máu mới trước khi cấy vào cổ họng.
Cuộc sống của tôi trước khi phẫu thuật đã từng rất khó khăn...
Hơn 2 năm rưỡi Linda De Croock đã sống trong những cơn đau dai dẳng do một vụ tai nạn xe hơi đã gây tổn thương cổ họng.
Các nhà chuyên môn nói rằng: phương pháp mà các bác sĩ làm cho cơ thể chấp nhận mô mới của người hiến tặng sẽ là những cải tiến mới trong việc phát triển và nuôi dưỡng các cơ quan bên trong của bệnh nhân.
Phương pháp kĩ thuật này thoạt nghe cứ ngỡ là khoa học viễn tưởng, nhưng Linda nói rằng, nó đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của cô, cô đã không còn sử dụng thuốc chống đào thải nữa.
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, người phụ nữ 54 tuổi người Bỉ này đã nói: “Cuộc sống của tôi trước khi phẫu thuật đã từng rất khó khăn, với những cơn đau nhói, dai dẳng trong cổ họng và khí quản”.
Các bác sĩ của Bệnh viện Leuven thuộc Đại học Bỉ đã cấy mô khí quản được hiến tặng vào cánh tay của De Croock, cuộc phẫu thuật cấy mô này là bước khởi đầu để cơ thể cô chấp nhận cơ quan mới và bắt đầu lại quá trình cung cấp máu cho cơ thể. Khoảng 10 tháng sau, khi các mô đã phát triển đủ để có thể ngưng sử dụng thuốc, bộ phận khí quản này sẽ được chuyển đến một vị trí thích hợp. Chi tiết của ca phẫu thuật này được đăng trên Thursday’s New England Journal of Medicine.
Giáo sư Pierre Delaere, người chỉ đạo ca giải phẫu nói: “Đây là một bước tiến quan trọng trong cấy ghép mô khí quản”.
Bao nhiêu năm nay, De Croock đã sống với những cơn đau và sự bất tiện của 2 thanh kim loại nhỏ được định vị để mở rộng thanh quản. Cô đã đi tìm các bác sĩ, những người có thể giúp đỡ và cô đã tìm thấy bác sĩ Delaere trên mạng. “Tôi luôn tự hỏi rằng có rất nhiều thứ có thể, vậy tại sao lại không thể có một khí quản mới?” cô De Crcoock nói.
Khi các bác sĩ nhận được một khí quản hiến tặng thích hợp, họ bao bọc nó trong mô của cô De Croock và cấy nó vào phần dưới cánh tay trái, kế tiếp họ kết nối nó với động mạch chủ để thiết lập lại dòng chảy của máu.
De Croock đã nói rằng cảm giác có một khí quản trong cánh tay rất lạ và không thoải mái.
Cơ thể và phản ứng sinh học
Trong khoảng 8 tháng, De Croock phải uống thuốc để ngăn hệ thống miễn dịch đào thải cơ quan mới. Mặc dù một vài mô của người đàn ông hiến tặng khí quản vẫn còn duy trì, nhưng các mô của De Croock đã phát triển đủ để ổn định cơ quan mới này nên cô không cần sử dụng thuốc chống đào thải nữa.
Patrick Warnke, kĩ sư mô, chuyên viên của Đại học Bond ở Úc, đã nói rằng đây là lần lầu tiên một cơ quan hiến tặng to như khí quản được nuôi dưỡng bên trong cơ thể người nhận trước khi được cấy vào cơ thể người đó. Điều này cho chúng ta thấy một ngày nào đó, chúng ta có thể sử dụng cơ thể của các bệnh nhân như một lò phản ứng sinh học để phát triển chính mô của họ.
Cuộc sống của tôi đã thay đổi hoàn toàn
Cấy ghép khí quản.
Sau cuộc phẫu thuật trên cơ thể De Croock, Delaere và các đồng nghiệp đã tiến hành cuộc cấy ghép tương tự trên cơ thể một người thanh niên 18 tuổi, và 2 bệnh nhân khác đang chuẩn bị được điều trị. Giáo sư Eric Genden của Bệnh viện Mount Sinai ở New York, người cũng từng tiến hành cuộc phẫu thuật cấy ghép khí quản, nói rằng người Bỉ đã tiếp nhận kỹ thuật cấy ghép mô một cách tri thức và thú vị. Ông còn nói, những chuyên môn và kỹ thuật phức tạp sẽ được các bác sĩ khác tái sử dụng một cách dễ dàng.
Cuộc phẫu thuật này đã ảnh hưởng rất lớn với De Croock, cô nói: “Bây giờ tôi rất hạnh phúc, tôi cảm nhận cuộc sống của mình đã hoàn toàn thay đổi. Tôi đã thực sự có thể làm những gì tôi muốn”.
Mỗi 6 tháng, cô đi chụp cắt lớp để kiểm tra khí quản mới, nhưng không sử dụng bất cứ thuốc hay trị liệu nào. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn đề phòng việc có quá nhiều sức ép lên khí quản và cô có một số hạn chế khi luyện tập thể thao.
Delaere nói: “Giọng nói của cô ấy rất tuyệt và hô hấp của cô ấy cũng rất bình thường. Tôi từng nghĩ cô ấy không thể chạy marathon, nhưng tình trạng của cô ấy đang rất tốt”.