Dạng sống kỳ lạ tại Great Lakes

Các nhà khoa học đã phát hiện thấy một số dạng sống kỳ lạ tại Hồ Huron. Những hình thành địa chất lạ kỳ đang tạo điều kiện cho những thảm vi khuẩn trôi nổi sinh trưởng tại Great Lakes, các nhà nghiên cứu cho biết. Sinh vật học kỳ lạ này giống với những gì được tìm thấy ở những môi trường khắc nghiệt nhất trên Trái Đất.

Thảm vi khuẩn nằm ở độ sâu 66 phút (20 mét) dưới bề mặt Hồ Huron – hồ lớn thứ ba trong hệ thống Great Lakes tại Bắc Mỹ - tại đây các nhà nghiên cứu đã phát hiện những hố sụt do sự phân rã của những phần thuộc đáy biển cổ đại nằm bên dưới.

Quanh những hố sụt này là những thảm cvanobacteria màu tím – họ hàng của vi khuẩn được tìm thấy tại đáy của hồ băng vĩnh cửu tại Nam Cực – và pallid, một dạng trôi nổi của loại vi khuẩn khác. Nước tại khu vực này đậm đặc, mặn và không có ôxy, do đó không thích hợp cho hầu hết những dạng sống lớn hơn và quen thuộc hơn trong hồ. 

Mẫu nước từ một trong những khu vực hố sụt gần khu vực nước ngầm tinh khiết, tạo điều kiện cho sự phát triển của tham cyanobacteria màu tím. (Ảnh: Russ Green, Trụ sở biển quốc gia Thunder Bay)

Các nhà khoa học báo cáo rằng một số hố sụt sao đóng vai trò như lòng chảo chứa những thực vật đã chết và thối rữa cũng như các vật chất phân hủy từ động vật, đồng thời thu thập một lớp bùn trầm tích với dải vi khuẩn nằm bên trên.

Môi trường này giống với môi trường quanh miệng phun thủy nhiệt sâu dưới biển nơi có rất nhiều dạng sống kỳ lạ đã được phát hiện.

Trong môi trường nước không có oxy, cyanobacteria thực hiện quang hợp bằng cách sử dụng hợp chất lưu huỳnh chứ không phải nước, và tạo ra hydro sunfua, khí có mùi trứng thối. Nơi mà những hố sụt sâu hơn và không hề có ánh sáng, những vi sinh vật không sử dụng quang hợp mà sử dụng những công cụ hóa học để chuyển hóa dinh dưỡng lưu huỳnh. 

Hố sụt Đảo giữa tạo điều kiện cho sự hình thành những hoạt động sinh học tại Hồ Huron. Một tàu săn cá voi dài 29,5 phút (9 mét) cũng được quan sát thấy trên bức ảnh này. (Ảnh: Scott Kendall và Bopi Biddanda, Đại học bang Grand Valley)

Nước ngầm bên dưới Hồ Huron đang phân hủy khoáng chất từ đáy biển không còn tồn tại nữa và đưa chúng vào hồ để hình thành môi những môi trường khắc nghiệt và kỳ lạ, Bopaiah A. Biddanda thuộc Đại học bang Grand Valley, tại Muskegon, Mich cho biết. Biddanda là một trong những người chỉ đạo nghiên cứu về những môi trường kỳ lạ này.

Đồng tác giả Steven A, Ruberg thuộc Phòng thí nghiệm nghiên cứu môi trường hồ tại Cơ quan biển và khí quyển quốc gia (NOAA), cho biết: “Bạn có hồ nước ngọt cổ xưa này chứa những vật liệu từ 400 triệu năm trước... bị đẩy vào hồ”.

Biddanda, Ruberg, và các đồng nghiệp đang cố gắng tìm hiểu thời điểm mà những khoáng chất được lắng xuống và hiện được đẩy vào hồ.

Nghiên cứu, được công bố trên Eos, tạp chí hàng tuần của Hiệp hội Địa vật lý Hoa Kỳ, “có thể là tiền đề cho việc phát hiện những sinh vật mới cũng như những quá trình sinh hóa trước đây chưa được biết đến, đóng góp vào công cuộc khám phá sự sống trên Trái Đất”, Biddanda kết luận.

G2V Star (Theo LiveScience)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video