Danh sách 5 hành tinh có thể tìm thấy sự sống

Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà thiên văn học đã xác nhận hơn 700 trong số hàng ngàn hành tinh nằm ngoài hệ Mặt trời của chúng ta.

Ở những vùng đất xa lạ đó, có nơi thì quá nóng, chỗ khác lại quá lạnh để sự sống có thể tồn tại. Tuy vậy, qua quá trình nghiên cứu và phân tích một cách kỹ lưỡng, nhóm chuyên gia tại Phòng thí nghiệm Sự sống ngoài Trái đất của Đại học Puerto Rico đã liệt kê một danh sách gồm 5 “ứng cử viên” sáng giá nhất cho khả năng xuất hiện và phát triển sự sống.

1. Gliese 581g

Tìm thấy vào tháng 9/2010, hành tinh đá này hiện vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học về sự tồn tại của nó. Nằm cách hệ Mặt trời khoảng 20 năm ánh sáng, Gliese 581g lớn gấp 2-3 lần Trái Đất và quay xung quanh ngôi sao mẹ là sao lùn đỏ Gliese 581 trong 30 ngày hoặc lâu hơn. Quỹ đạo này được đánh giá là thuộc khu vực “có thể sinh sống được” vì ở khoảng cách đó, nước vẫn giữ ở thể lỏng - môi trường thuận lợi để sự sống tồn tại và phát triển.

2. Gliese 667Cc

Phát hiện vào tháng 2/2012 vừa qua bởi cùng nhóm chuyên gia từng tìm thấy Gliese 581g, Gliese 667Cc xoay quanh một ngôi sao lùn đỏ nằm cách Trái đất 22 ánh sáng năm ánh sáng và thuộc chòm sao Bọ cạp (Scorpius).

Gliese 667Cc được mệnh danh là “siêu Trái đất”, lớn hơn ít nhất 4,5 lần so với hành tinh của chúng ta và hoàn thành một vòng quay trong 28 ngày. Các nhà khoa học cho rằng nước trên Gliese 667Cc khả năng cũng ở dạng lỏng như Gliese 581g và nhiệt độ bề mặt tương đương với nhiệt độ Trái đất. Ngoài ra, vì nằm trong hệ hành tinh 3 ngôi sao cho nên sẽ có ít nhất một hành tinh khác cũng xoay quanh Gliese 667C.

3. Kepler-22b

Kính thiên văn Kepler của NASA đã phát hiện ra Kepler-22b từ lâu nhưng tới tháng 12/2011 mới chính thức công bố. Đó là một siêu Trái đất có bán kính gấp khoảng 2,4 lần bán kính Trái Đất và nếu Kepler-22b cũng bị tác động bởi hiệu ứng nhà kính giống Trái đất thì nhiệt độ bề mặt trung bình của nó sẽ là khoảng 22 độ C, các nhà nghiên cứu cho biết. Kepler-22b cách hệ Mặt Trời khoảng 600 năm ánh sáng và quay quanh một ngôi sao rất giống Mặt trời của chúng ta.

4. HD 85512b

Cũng được coi là một siêu Trái đất khác, HD 85512b lớn hơn Trái đất 3,6 lần, khoảng cách với hành tinh chúng ta là 35 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Cánh Buồm (Vela). Các nhà thiên văn học đã công bố việc phát hiện HD 85512b trong tháng 9/2011. Ước tính nhiệt độ bề mặt trung bình của nó là 25 độ C.

5. Gliese 581d

Lớn gấp Trái đất khoảng 7 lần, Gliese 581d có quỹ đạo xa hơn 1 chút so với hành tinh anh em của nó là Gliese 581g. Lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2007, lúc đó nhiều nhà khoa học cho rằng nó quá lạnh để sự sống có khả năng tồn tại. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu về mô hình khí quyển đã gợi ý rằng hành tinh này hoàn toàn có thể ấm lên bởi quá trình tác động hiệu ứng nhà kính, từ đó hỗ trợ sự sống.

Theo Đất Việt, Space
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video