Dấu hiệu của phun trào núi lửa dưới đáy biển Labrador

Các nhà khoa học từ Học viện Alfred Wegener đã nghiên cứu địa chất của đáy biển tại Biển Labrador sử dụng tàu nghiên cứu Maria S. Merian. Họ đã nghiên cứu Dải trầm tích băng hà Eirik nổi tiếng ở mũi phía Nam Greenland, một cấu trúc dài hàng trăm kilommet giống như một rặng. Họ phát hiện một ngọn núi dưới biển tại mép Tây Nam trong khu vực nghiên cứu ra dấu hiệu cho những vụ phun trào núi lửa trong vài triệu năm trở lại đây.

Dải trầm tích băng hà Eirik nằm 2500 mặt phía trên đáy biển ở mũi phía Nam Greenland. Trầm tích đã lắng đọng tại khu vực này trong 10 triệu năm qua, hình thành nên một cấu trúc như rặng. Những trầm tích này bị bào mòn bởi các dòng nước biển tại Biển Greenland và lắng động vào Biển Labrador. Đây cũng là trường hợp của sự chuyển dịch cát do các dòng chảy trong biển, ví dụ như ở Sylt. Do khí hậu thay đổi gây ra – sự chuyển đổi từ thời kỳ ấm hơn đến khí hậu hiện nay của chúng ta – các dòng chảy trôi giạt và thay đổi sức mạnh của nó. Thêm vào đó, các núi băng trôi đưa vật liệu đá từ Greendland xuống đáy biển. Các dòng sông băng lấy vật liệu đá từ hòn đảo, và khi tách thành những núi băng trôi đã lắng đọng vật liệu này trên khắp biển. Do sự mở rộng và tan ra liên tục của bề mặt băng trong những chu kỳ địa chất băng hà và gian băng, vật liệu này cũng đến được Dải trầm tích băng hà Eirik.

Do đó, Eirik là một nơi “lưu trữ” hoạt động của dòng chảy phía Tây Greenland đồng thời động lực học của băng bao phủ Greenland. Thay đổi khí hậu và dịch chuyển dòng chảy trong 10 triệu năm qua có thể đuợc nghiên cứu tại đây. Những kết quả đầu tiên cho thấy Dải trầm tích băng hà dịch chuyển khá nhiều về phía Bắc và phía Tây. Sự kiện này xảy ra 5,6 triệu năm trước. Dải trầm tích có thể đuợc quan sát trong giai đoạn trước sự kiện này, nhưng tốc độ và đường đi của các dòng chảy đã thay đổi mạnh mẽ. Các nhà nghiên cứu sẽ có thể phân tích sâu hơn những dữ liệu này với các mô hình máy tính để có thể mô tả những thay đổi này chi tiết hơn.

Các thành viên của một nhóm nghiên cứu địa chất triển khai cáp nghe dưới nước dài 3000 mét được sử dụng để nhận các tín hiệu địa chấn. (Ảnh: Ronald Freibothe, Học viện Afred Wegener)

Các nhà nghiên cứu phát hiện một điều không ngờ đến khi nghiên cứu địa chấn sử dụng một cáp ghi chép dài 3.000 mét. Tiến sĩ Gabriele Uenzelmann-Neben từ Học viện Afred Wegener cho biết: “Thật đáng ngạc nhiên, một khu vực cao chưa được biết đến xuất hiện trong những bức ảnh lớp dưới bề mặt nước của khu vực phía Tây Dải trầm tích băng hà Eirik, gần như đi xuyên qua dải trầm tích. Những lớp trầm tích bị xáo trộn”. Khu vực này, được các nhà nghiên cứu gọi là Núi Maria S. Merian, cao khoảng 1.500 mét – gần bằng Feldberg trong Rừng đen. Ngọn núi dưới biển này được hình thành do hoạt động núi lửa đẩy trầm tích lên trên. Kể cả những cụm trầm tích nhỏ nhất cũng bị ảnh hưởng bởi sự dịch chuyển này.

Do đó, có thể kết luận rằng đây là một sự kiện xuất hiện trong vài triệu năm trở lại đây. Kết quả này thay đổi bức tranh của sự phát triển địa chất khu vực bên ngoài vùng biển Labrador. Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học cho rằng sự hình thành đáy biển tại Biển Labrador (hoạt động địa tầng) kết thúc khoàng 45 triệu năm trước. Phát hiện ngọn núi dưới biển chỉ ra rằng đáy biển ngay bên ngoài vùng biển Labrador đã thay đổi ở những thời điểm gần hơn suy nghĩ trước đây. Đáy biển thay đổi rõ rệt có tác động đối với đường lưu thông của nước sâu.

Chuyến thám hiểm của RV Maria S. Merian, do Leitstelle Merian chỉ đạo, bắt đầu vào ngày 17 tháng 6 năm 2009 tại Reykjavik và kết thúc vào ngày 13 tháng 7.

G2V Star (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video