Đau thần kinh tọa vào mùa đông nên làm gì?

Mùa đông có thể làm cho các triệu chứng đau thần kinh tọa trở nên tồi tệ hơn. Vậy nên làm gì để giảm triệu chứng và kiểm soát tình trạng này?

Đau thần kinh tọa là một tình trạng cực kỳ phổ biến. Theo Spine-Health, khoảng 10%-40% dân số sẽ bị đau thần kinh tọa vào một thời điểm nào đó trong đời. Đặc biệt, vào mùa đông khi nhiệt độ giảm xuống, các cơn đau thần kinh trở nên trầm trọng hơn. Vậy nên làm gì để kiểm soát tình trạng này?

1. Thời tiết lạnh và đau thần kinh toạ

Đau thần kinh tọa là tình trạng các cơn đau di chuyển dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa đi từ lưng dưới qua hông, mông và xuống chân.

Đau thần kinh tọa thường xảy ra nhất khi thoát vị đĩa đệm hoặc xương phát triển quá mức gây áp lực lên một phần dây thần kinh. Điều này gây ra tình trạng viêm, đau và thường gây tê ở chân bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, nhiệt độ thay đổi, cụ thể là khi nhiệt độ xuống thấp có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau thần kinh toạ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Vậy tại sao nhiệt độ thấp lại làm các cơn đau thần kinh toạ trở nên trầm trọng hơn? Gần đây đã có hai nghiên cứu lớn cho thấy, thời tiết lạnh có thể ảnh hưởng đến chứng đau thần kinh tọa. Cả hai nghiên cứu đều phát hiện ra rằng những người tham gia làm việc ngoài trời ở nhiệt độ lạnh hơn có nhiều khả năng bị đau cổ hoặc lưng hơn những người làm việc trong điều kiện ấm áp.

Lý giải cho việc này, có thể do thời tiết lạnh hơn cũng như việc lười vận động, tập luyện khiến cơ bắp của chúng ta cứng lại, khiến chúng dễ bị chấn thương hơn. Sự căng thẳng gia tăng trên cơ cũng có thể làm trầm trọng thêm cơn đau hiện tại.

Một nguyên nhân khác có thể là do áp suất không khí giảm trước khi nhiệt độ thay đổi mạnh. Sự thay đổi áp suất không khí có thể kích thích các dây thần kinh vốn đã nhạy cảm ở lưng dưới của bạn. Hơn nữa, thời tiết lạnh hơn cũng có thể đồng nghĩa với việc cơ thể bị căng thẳng hơn về mặt thể chất, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến các cơn đau thần kinh toạ.


Thời tiết lạnh có thể làm trầm trọng thêm các cơn đau thần kinh toạ. (Ảnh: Internet).

2. Triệu chứng điển hình của đau thần kinh toạ

Các triệu chứng của đau thần kinh toạ bao gồm:

  • Đau: Đau thần kinh tọa xảy ra do áp lực lên dây thần kinh bị ảnh hưởng. Các cơn đau xảy ra dọc theo đường dẫn truyền thần kinh, đặc biệt có xu hướng đi theo một đường từ thắt lưng đến mông và mặt sau của đùi và bắp chân. Cơn đau có thể thay đổi từ đau nhẹ đến đau nhói, rát. Đôi khi người bệnh cảm thấy như bị điện giật. Cơn đau có thể nặng hơn khi ho, hắt hơi hoặc ngồi lâu. Thông thường, đau thần kinh tọa chỉ ảnh hưởng đến một bên cơ thể.
  • Cảm thấy ngứa ran hoặc cảm giác như kim châm:cảm giác như bạn bị tê chân do ngồi xổm lâu.
  • Tê liệt: Tức là bạn không thể cảm nhận được cảm giác trên da ở vùng lưng hoặc chân bị ảnh hưởng. Điều này xảy ra vì các tín hiệu từ lưng hoặc chân của bạn gặp khó khăn khi truyền đến não.
  • Yếu cơ, tiểu tiện hoặc đại tiện không tự chủ: Đây là triệu chứng nghiêm trọng.


Đau thần kinh tọa có thể xảy ra ở hầu hết mọi nơi dọc theo đường dẫn truyền thần kinh. (Ảnh: Internet).

3. Cách khắc phục và kiểm soát đau thần kinh toạ vào mùa đông

Khi bị đau thần kinh toạ, hầu hết các trường hợp sẽ bị ảnh hưởng về vận động và gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Do vậy, để giảm triệu chứng cũng như kiểm soát để các triệu chứng không bùng phát, mọi người có thể:

Giữ ấm

Việc giữ ấm vào mùa đông rất quan trọng, việc để cơ thể nhiễm lạnh có thể gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ khác không chỉ là đau thần kinh toạ. Nhiệt độ cơ thể thấp có thể khiến cơ bắp của bạn căng cứng và làm các cơn đau trở nên trầm trọng hơn.

Vì vậy, để bảo vệ sức khoẻ cũng như giúp giảm các cơn đau thần kinh toạ, mọi người nên mặc áo ấm và mặc nhiều lớp, nhất là nên giữ ấm phần lưng dưới. Khi định ra ngoài, hãy đeo găng tay, mũ và khăn quàng cổ. Bạn cũng nên giữ cho ngôi nhà ấm áp bằng cách đóng cửa, dùng máy sưởi,...

Vận động phù hợp

Nhiều người nghĩ rằng nên nghỉ ngơi bằng cách ít vận động khi bị đau thần kinh toạ cũng như các cơn đau do cơ, xương khớp. Tuy nhiên, việc tập thể dục phù hợp sẽ giúp giảm các cơn đau một cách hiệu quả, bạn chỉ nên tránh vận động hoặc tập các bài tập quá sức, chẳng hạn như chống đẩy, nâng tạ,...

Mọi người có thể tham khảo một số bài tập yoga cho người bị đau thần kinh toạ, chẳng hạn như bài tập ép gối tới ngực từng chân, bài tập ép gối tới ngực hai chân, bài tập nằm chống khuỷu,...

Ngoài ra, căng thẳng và lo lắng đôi khi có liên quan đến việc gia tăng các triệu chứng đau thần kinh tọa. Mà các nghiên cứu y học đã chứng minh rằng tập thể dục thường xuyên giúp giảm bớt lo lắng và căng thẳng.

KIểm soát cân nặng

Trọng lượng dư thừa hoặc béo phì là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc làm các triệu chứng đau thần kinh toạ tăng lên. Do vậy, bạn nên cố gắng kiểm soát cân nặng với chế độ ăn uống phù hợp, đặc biệt vào mùa đông chúng ta dễ tăng cân hơn nên việc giảm hoặc giữ cân sẽ có phần khó khăn hơn.

Trước khi ra ngoài lạnh nên vận động giúp ấm người

Trước khi ra ngoài đi bộ hoặc làm việc gì đó, bạn hãy thả lỏng các cơ và khớp. Hãy dành vài phút để giãn cơ và làm ấm cơ thể trước khi ra ngoài.

Tránh làm các việc nặng

Làm những công việc nặng có thể khiến bạn quá sức và ảnh hưởng đến hệ cơ, xương khớp và thần kinh. Vì vậy, những người bị đau thần kinh toạ nên lựa chọn những công việc nhẹ nhàng.

Kết luận lại, đau thần kinh toạ là vấn đề phổ biến, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn vào mùa đông. Đau thần kinh tọa nhẹ thường biến mất theo thời gian nhưng bệnh cũng có thể tiến triển nặng hơn. Vì vậy, nếu thấy đau đột ngột, dữ dội ở vùng thắt lưng hoặc ở chân và tê, yếu cơ ở chân thì bạn nên đến bệnh viện kiểm tra và điều trị.

Cập nhật: 18/11/2023 PNVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video