Dê núi Pyrenean ibex: Loài động vật đầu tiên và duy nhất trên thế giới tuyệt chủng tới 2 lần

Dê núi Pyrenean ibex là loài động vật đầu tiên được hồi sinh sau khi tuyệt chủng. Nó cũng là loài động vật đầu tiên trên hành tinh của chúng ta tuyệt chủng tới tận 2 lần.


Dê núi Pyrenean ibex.

Năm 2003, một chú dê núi Pyrenean ibex nằm trong “dự án tái sinh” đã được sinh ra ở Tây Ban Nha, nhưng nó chỉ sống được 10 phút. Mặc dù có tuổi thọ ngắn ngủi, nhưng loài động vật có vú nhỏ này đã đại diện cho một bước đột phá khoa học lớn.

Pyrenean ibex là một giống dê núi được biết đến với cái tên bucardo, hay dê núi Pyrenees, chúng từng là một loài động vật phổ biến ở vùng núi Pyrenees bình dị, giáp biên giới Pháp và Tây Ban Nha. Mặc dù là một loài động vật đặc hữu của vùng, nhưng cũng chúng vì vẻ ngoài đặc biệt cặp sừng xoăn lớn mà loài dê này đã trở thành mục tiêu săn đuổi của nhiều thợ săn của Châu Âu. Vào nửa sau của thế kỷ 20, hình ảnh thường thấy nhất của loài dê này chính là những tiêu bản được gắn trên tường thay vì đang lang thang trên các sườn đồi.


Bucardo, là một trong bốn phân loài của dê núi Iberia, một loài đặc hữu của bán đảo Iberia. Loài dê núi này từng sinh sống phổ biến trên dãy núi Cantabrica, miền nam nước Pháp và ở phía bắc dãy Pyrenees.

Vào những năm 1980, nhận thấy loài động vật này đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng, nhiều tổ chức bảo vệ động vật đã tiến hành nhân giống và bảo tồn loài động vật này, nhưng có lẽ điều này đã quá muộn. Đến năm 1997, chỉ còn lại một con Pyrenean ibex còn tồn tại trên hành tinh của chúng ta. Các nhân viên kiểm lâm đã tìm thấy nó ở tuổi 13 khi đang nằm dưới gốc cây đổ ở một vùng hẻo lánh của Vườn quốc gia Ordesa vào tháng 1/2000 và đặt tên cho nó là Celia.


Con dê núi Pyrenean ibex cuối cùng, Celia, đươc gây mê để lấy mẫu tế bào

Alberto Fernández-Arias, một bác sĩ thú y về động vật hoang dã, người trước đây đã nghiên cứu sự sinh sản của loài dê này ở Tây Ban Nha đã kịp lấy mẫu tế bào từ tai và sườn của nó trước khi loài dê núi này tuyệt chủng. Các mẫu sau đó được đưa đến phòng thí nghiệm và được nuôi cấy, sau đó được tiếp xúc với bảo quản lạnh đông lạnh sâu.

Tuy nhiên ở thời điểm các tế bào được nuôi cấy, việc nhân bản vô tính động vật có vú là một điều không thể. Thế nhưng sau khi cừu Dolly được nhân bản thành công, và làm thay đổi nhận thức vốn của của cộng đồng khoa học, số phận của loài dê núi này cũng theo đó mà được thay đổi.

Sử dụng chuyên môn của Alberto và những kỹ thuật tương tự như nhân bản cừu Dolly, một nhóm các nhà khoa học Pháp và Tây Ban Nha do Jose Folch dẫn đầu đã bắt đầu thử nghiệm với các tế bào của Celia. Họ chiết xuất hạt nhân từ chúng và tiêm chúng vào trứng dê đã được làm trống vật liệu di truyền. Sau đó, trứng được cấy vào con lai giữa dê núi Tây Ban Nha và dê nhà - có tổng cộng 57 phôi được cấy thành công. Tuy nhiên chỉ có 7 con lai mang thai và 6 con trong số đó bị sẩy thai và chỉ còn lại 1 con duy nhất mang thai và có thể sinh nở.


Con dê núi Pyrenean ibex đầu tiên và duy nhất được tái sinh, nhưng nó chỉ sống được 10 phút sau khi chào đời.

Vào ngày 30/7/2003, một cá thể dê núi Pyrenean ibex cái đã được sinh ra. Đây là lần đầu tiên trong lịch như nhân loại, con người có thể giúp cho một loài động vật đã tuyệt chủng được tái sinh. Tuy nhiên khoảnh khắc này lại diễn ra vô cùng ngắn ngủi.

"Ngay khi cầm con vật trên tay, tôi biết nó đã bị suy hô hấp. Chúng tôi đã chuẩn bị oxy và các loại thuốc đặc biệt, nhưng nó không thể thở bình thường. Trong bảy hoặc 10 phút, nó đã chết", Alberto cho biết.

Sau thất bại này, dự án tái sinh loài dê núi Pyrenean ibex vẫn được diễn ra, nhưng kết quả của lần hối sinh này phải tới tận năm 2009 mới được công bố tới cộng đồng khoa học quốc tế. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nguồn tiền của dự án cũng đã cạn kiệt và dự án buộc phải đóng cửa. Và loài dê núi Pyrenean ibex chính thức tuyệt chủng thêm một lần nữa, điều này đã khiến chúng trở thành loài động vật đầu tiên và duy nhất trên hành tinh của chúng ta tuyệt chủng tới tận hai lần.

Pyrenean ibex là một loài có bộ lông thay đổi theo mùa. Vào mùa hè, lông của nó ngắn, đến mùa đông, lông dài và dày hơn. Tuy nhiên lông cổ của chúng luôn dài dù là đông hay hè. Những cá thể đực và cái có thể được phân biệt do sự khác biệt về màu sắc, lông và sừng. Con đực có màu nâu xám nhạt trong suốt mùa hè, và có thêm một vào mảng màu đen ở một số nơi trên cơ thể như bờm, chân trước và trán. Vào mùa đông, những con đực sẽ chuyển từ màu nâu xám sang màu xám xỉn và ở những chỗ từng có màu đen sẽ trở nên xỉn màu và mờ dần. Tuy nhiên, những cón cái có thể bị nhầm với một con nai vì bộ lông của nó có màu nâu trong suốt mùa hè. Không giống như những con đực, con cái của loài này hoàn toàn không có những mảng lông màu đen.

Cập nhật: 29/09/2022 PNVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video