Di Hòa Viên - Di sản văn hóa thế giới tại Trung Quốc

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận Di Hòa Viên của Trung Quốc là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1998.

Di Hòa Viên là một cung điện được xây dựng thời nhà Thanh, nằm cách Bắc Kinh 15 km về hướng tây bắc. Di Hòa Viên theo tiếng hoa có nghĩa là vườn nuôi dưỡng sự ôn hòa. Đến nay Di Hòa Viên vẫn được bảo quản tốt. Nơi đây nổi tiếng về nghệ thuật hoa, cây cảnh truyền thống của Trung Quốc.

Di Hòa Viên còn được gọi là Cung điện mùa hè, đã có lịch sử trên 800 năm với nhiều tên gọi khác nhau. Đầu đời nhà Tần, cung điện tên là Kim Sơn Cung được xây dựng tại nơi mà ngày nay chính là Di Hòa Viên. Năm 1750, vua Càn Long xây Thanh Y Viên tại khu vực này để mừng sinh nhật mẹ ông. Năm 1860, trong cuộc Chiến tranh Nha Phiến, liên quân Anh – Pháp bắn phá khiến Thanh Y Viên hư hại nặng, 28 năm sau Từ Hi Thái Hậu lấy ngân quỹ vốn dùng để hiện đại hóa hải quân ra trùng tu hoa viên trong vòng 10 năm và đặt tên là Di Hòa Viên. Năm 1990, trong cuộc chiến tranh loạn Phỉ, liên quân 8 nước lại một lần nữa đánh phá Di Hòa Viên. Năm 1903, Từ Hi Thái Hậu lại một lần nữa cho đại trùng tu Di Hòa Viên.

Khuôn viên của Di Hòa Viên rộng 294 mẫu, trong đó diện tích hồ chiếm tới 220 mẫu. Cảnh nổi bật nhất ở đây là Vạn Thọ Sơn và hồ Côn Minh. Vườn trong Di Hòa Viên được chia thành ba khu vực: khu hành chính gồm cung Nhân Thọ nơi Từ Hi tiếp các quan lại và giải quyết quốc sự và khu vực nghỉ ngơi gồm các đại điện, vườn hoa cây cảnh...

Nằm trong khu Vạn Thọ Sơn nổi bật nhất chính là Phật Hương, đây là một ngôi chùa nhiều tầng nguy nga lộng lẫy, đây là nơi để Từ Hy niệm phật thường ngày. Dưới Vạn Thọ Sơn là hồ Côn Minh bao la gợn sóng. Một bến thuyền có hình dáng là một chiếc thuyền làm bằng đá nhô là nổi trên mặt hồ, ngay dưới Phật Hương, đây cũng là nới đón du khách lên thuyền dạo để đi thưởng lãm cảnh quanh hồ. Men theo bờ hồ là một dãy hành lang dài 728m, dãy hành lang có nhiều gian nhỏ, mỗi gian lại được trang trí thiết kế theo kiến truc khác nhau với những hình vẽ vô cùng tinh xảo mang đậm tính nghệ thuật của Trung Hoa. Giữa hồ Côn Minh là hòn đảo nhỏ được nối với bờ bằng một chiếc cầu vồng làm bằng đá có 77 nhịp có tên là Thập Thất Khổng kiều. Cho tới ngày nay, Di Hòa Viên vẫn đươc coi là một trong những công viên đẹp nhất thế giới.

Di Hòa Viên không những là một công viên đẹp mà đây là một kiệt tác về kiến trúc. Có nhiều lời đồn đoán rằng toàn bộ khuôn viên của Di Hòa Viên đã được xây dựng theo bố cục rất chặt ché về mặt phong thủy thể hiện ý tưởng Phúc Lộc Thọ, theo mật chỉ của Từ Hy Thái Hậu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu bí mật ẩn chức trong Di Hòa Viên, nhất là tìm hiểu xem việc Di Hòa Viên được xây dựng theo ý tưởng Phúc Lộc Thọ có đúng không? Nếu có thì nó được thực hiện như thế nào?

Bước đột phá có tính chất quyết định để trả lời cho câu hỏi này là từ khi các nhà nghiên cứu có trong tay những bức ảnh chụp toàn cảnh Di Hòa Viên từ vệ tinh bằng kỹ thuật có độ phần giải siêu cao và kỹ thuật chụp hồng ngoại. Khi những tấm ảnh này được công bố, các nhà khoa học đã vô cùng kinh ngạc về bố cục kỳ lạ của Di Hòa Viên. Trong bức ảnh, hồ Côn Minh có hình dáng như một quả đào lớn mà cuốn của nó là con sông dẫn nước vào hồ qua cửa Tây Môn quan nằm ở góc phía bắc của Di Hòa Viên. Con đê hẹp mà dài ở trên mặt hồ tạo nên vết rãnh trên quả đào một cách tự nhiên rất hoàn chỉnh. Dãy hành lang dùng làm đường đi lại men theo hồ Côn Minh ngay sát chân Vạn Thọ sơn thì giống như đôi xương cánh của một con dơi đang dang ra. Đường hành lang ở bờ bắc hồ Côn Minh thì rõ ràng là hình một cánh cung mà phần thâm nhập vào lòng hồ hình thành phần đầu của con dơi, phần nhô ra một cách đơn độc được dùng làm bến thuyền cho khách du ngoạn hồ Côn Minh chính là mõm của con dơi đó. Đường hành lang vươn dài sang hai phía tả hữu chính là đôi cánh dơi đang vươn ra. Đoạn hành lang ở phía đông và mái hiên nhà Ngư Tảo thâm nhập vào mặt nước và bởi đoạn hành lang ở phía tây tạo thành đôi móng chân trước của con dơi, còn núi Vạn Thọ sơn và cái hồ phía sau núi tạo thành thân của con dơi. Thập Thất Khổng kiều ở phía đối diện Vạn Thọ sơn thì đúng là chiếc cổ của một con rùa đang vươn dài, mà đầu của nó chính là hòn đảo nhỏ giữa hồ Côn Minh.

Vì trước đây không có được bức ảnh chụp toàn cảnh Di Hòa viên nên kiến trúc độc đáo của nó ít người nhận ra. Ngay cả Từ Hy Thái Hậu mặc dù đã lên tầng cao nhất của Phật Hương các trên đỉnh Vạn Thọ sơn thì cũng chỉ nhìn thấy một cách đại khái hình trái đào, cái đầu và cái cổ con rùa cũng như cái đầu và đôi móng con dơi. Những phần còn lại thì không thể nhìn thấy, nhất là phần thân con dơi do bị những kiến trúc khác che lấp.

Theo thuật phong thủy truyền thống Trung Hoa thì quả đào tượng trưng cho Lộc, con dơi tượng trưng cho Phúc, còn rùa tượng trưng cho Thọ. Như vậy cấu trúc tổng thể của Di Hòa viên ẩn trong nó cả 3 điều mà Từ Hy mong muốn là Phúc Lộc Thọ đã được thể hiện bằng những hình tượng tuyệt vời. Phải chăng chính cấu trúc này là điểm khác biệt cực kỳ đặc sắc mà không có ở bất cứ một công viên nào khác tại Trung Quốc cũng như trên thế giới.

Cập nhật: 14/01/2016 Theo disanthegioi.info
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video