Đi thăm rãnh nứt chia cắt châu Mỹ và châu Âu

Một thợ lặn người Anh mới đây đã đưa ra những bức ảnh gây xôn xao cho thấy khoảng cách ngày càng lớn giữa hai châu lục này.

Lặn sâu 25 mét dưới mặt nước của vùng Iceland tuyệt đẹp, Alex Mustard – 36 tuổi - được chiêm ngưỡng khung cảnh của một khe núi hẹp hùng vĩ dưới đáy biển. Tuy nhiên, khe núi hẹp mà thợ lặn Anh này đã đi qua, thực ra chính là kẽ nứt được tạo nên bởi hai mảng kiến tạo Bắc Mỹ và Âu-Á.

Mustard đã ghi lại được những bức ảnh chân thực và vô cùng quí giá này.

Khu vực này đầy những đường đứt gãy, rãnh sâu. Nhiều núi lửa và suối nước nóng được hình thành do các mảng kiến tạo dịch chuyển khoảng 2,54 cm mỗi năm.

Trong quá trình lặn cùng với một người bạn, Mustard cũng đã chụp nhanh lại những hình ảnh của khe núi Silfra, Nes và Nikulasargja nằm ở độ sâu 60m.

Hình ảnh của núi lửa nổi tiếng Arnarnes Strytur. Ngọn núi lửa này đã tạo ra những mạch nước nóng tới 80 độ C trên bề mặt trái đất.

“Tôi đã từng đặt chân đến nhiều nơi và xin khẳng định rằng, nước biển ở Iceland là trong nhất trên thế giới” Mustard cho biết.

Cư dân mạng tỏ ra rất hào hứng với những bức ảnh được công bố. Một số người tỏ ra lo lắng liệu Anh có tiến xa khỏi châu Âu hay liệu việc dịch chuyển này có là nguy cơ tiềm ẩn cho một đợt sóng thần hay không?

Tuy nhiên, sóng thần chỉ xảy ra khi các mảng kiến tạo dịch chuyển lại gần và va chạm với nhau chứ không phải dịch xa nhau như trong trường hợp này nên chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm.

Theo PLXH
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video