Đi tìm chỗ "giải quyết nỗi buồn", người đàn ông phát hiện di tích lịch sử 49.000 năm tuổi theo cách không ai ngờ

Di tích có niên đại hàng chục ngàn năm lại được phát hiện nhờ một hành động khá vô tình.

Đối với các nhà khoa học hay khảo cổ học, việc phát hiện ra một di tích hoặc cổ vật nào đó dù nhỏ thôi cũng đều có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi nó có thể giúp họ giải đáp bí mật về quá khứ. Và để tìm được những bằng chứng lịch sử ấy, họ thường phải bỏ ra rất nhiều công sức tìm tòi, nghiên cứu khảo sát địa hình và thời gian có thể tốn hàng chục năm.

Thế nhưng, một câu chuyện đầy tình cờ và thật bất ngờ xảy ra với các nhà khoa học ở Úc khiến giới truyền thông không thể không chú ý. Nhà khảo cổ học Clifford Coulthard đã vô tình phát hiện cả một di tích có niên đại hàng chục ngàn năm chỉ nhờ "buồn đi tiểu". 


Hang động mới được phát hiện.

Theo ABC News, khi Clifford Coulthard cùng với bạn đồng hành của mình là Giles Hamm đang đi khảo sát những hẻm núi trong khu vực ở phía Bắc Dãy núi Flinders, miền Nam nước Úc, thì Clifford muốn dừng xe để đi "giải quyết nỗi buồn".

Clifford trèo lên một con đường hẹp, ông nhìn thấy một con suối được bao quanh bởi các tảng đá có kết cấu khá lạ. Vì tò mò, ông quyết định đi tiếp và những gì ông tìm thấy thật đáng kinh ngạc. Clifford nhận thấy rằng vách đá ám màu đen từ khói, một dấu hiệu cho thấy con người thực sự đã từng coi đây là nơi trú ẩn của họ. Ông vội vàng quay trở lại và báo cho đồng nghiệp Giles. Khi Giles nhìn thấy nơi này, ông cũng ngay lập tức đồng ý rằng đây chắc chắn là một dấu hiệu đặc biệt.


Khu hang động mà Clifford tìm thấy.


Bản đồ hiển thị vị trí hang động.

Họ bắt đầu khai quật và không lâu sau đó họ xác định được đây chính là địa điểm thổ dân cư trú lâu đời nhất ở Úc. Nghiên cứu cho thấy đây từng là nơi trú ẩn của con người từ khoảng gần 50.000 năm trước.

"Ngay lập tức, khi chúng tôi nhìn thấy cái hang chúng tôi đã nghĩ rằng tổ tiên ta đã đốt lửa bên trong", Clifford nói. Ông thừa nhận vào thời điểm đó, ông và đồng nghiệp của mình không biết phát hiện này có ý nghĩa quan trọng như thế nào và nghĩ rằng có thể có niên đại khoảng 5.000 năm thôi.

Nhưng chính xác thì đây là một hang trú ẩn khô cằn được gọi là Warratyi, nơi thổ dân Úc định cư từ 49.000 năm trước, sớm hơn hàng chục ngàn năm so với suy đoán trước đó của các nhà khoa học.


Các nhà khoa học tiến hành khai quật.

Sau khi tiến hành khai quật hang động, các nhà khoa học đã tìm thấy một chỗ cất giấu đồ rất cổ xưa. Họ phát hiện ra khoảng 4.300 đồ tạo tác và 200 mảnh xương từ 16 loài động vật có vú và một loài bò sát. Khám phá đáng chú ý nhất là xương của loài "quái thú" Diprotodon optatum, một loài động vật có vú tiền sử thời tiền sử có kích thước lớn ngang với một con tê giác.

Những dấu hiệu của sự sống cổ xưa này có thể không bao giờ được phát hiện nếu Clifford không đi dạo quanh khu vực đó.

Các công cụ lao động thô sơ mà các nhà khảo cổ học đã khám phá ra chứng tỏ đây là một di tích lịch sử lớn. Những chiếc rìu mà họ tìm thấy có niên đại 33.000 đến 40.000 năm tuổi.

Bên cạnh đó, việc tìm ra xương của loài gấu có túi khổng lồ Diprotodon optatum (hay còn gọi là "quái thú" Diprotodon) cũng chứng minh rằng sinh vật này đã đóng vai trò như nguồn thức ăn chính cho những thổ dân cổ xưa. Chúng là một sinh vật có kích thước và hình dạng lớn như vậy không thể tự đi vào hang động được nên nhiều khả năng, chúng bị săn bắt mang về nơi trú ẩn.


Loài "quái thú" Diprotodon optatum.

Loài gấu có túi khổng lồ Diprotodon optatum nặng trên hai tấn và cao tới 4m sinh sống tại Úc cách đây từ 46.000 năm đến 1,6 triệu năm. Chúng là động vật có vú có túi lớn nhất từ trước đến nay. Diprotodon có hình dáng bề ngoài giống một con tê giác hiện đại và có lối sống xã hội như loài voi ngày nay.

Tuy Diprotodon có kích thước khổng lồ, chúng chỉ ăn thực vật. Hàng trăm bộ xương Diprotodon được khai quật tại hồ muối khô Callabonna thuộc bang Nam Australia cho thấy nhiều nhóm gia đình Diprotodon từng lang thang tại đây để kiếm thức ăn trong mùa khô và có thể bị mắc kẹt trong hồ khi mặt hồ muối bị vỡ.

Nhưng phần quan trọng nhất của phát hiện này là biết rằng những nơi trú ẩn như vậy không được sử dụng thường xuyên, rất có thể chỉ khi thời tiết trở nên khắc nghiệt. Từ đó, các nhà khảo cổ học biết rằng các thổ dân cổ xưa chủ yếu sống du mục.

Cập nhật: 15/08/2020 Theo Phapluatbandoc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video