Dịch đau mắt đỏ bùng phát mạnh tại Hà Nội

Chỉ trong một tuần (15-21/9), số ca đau mắt đỏ tại Hà Nội đã là hơn 4.100, trong khi từ đầu vụ dịch đến ngày 14/9 mới là 1.870 ca bệnh. Số bệnh nhân rải rác tại các quận, huyện, thị xã.

>>> Cách ngừa đau mắt đỏ hiệu quả

Cuối giờ chiều 22/9, Sở Y tế Hà Nội đã báo cáo về tình hình dịch bệnh đau mắt đỏ. Theo đó, dịch đang có xu hướng gia tăng mạnh. Nguyên nhân là thời tiết chuyển mùa từ nắng nóng sang mưa nhiều, độ ẩm tăng tạo điều kiện cho virus adenovirus gây bệnh phát triển.

Đoàn kiểm tra của Sở sẽ tiếp tục kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các đơn vị, tăng cường công tác phòng, chống bệnh; tập trung hướng dẫn vệ sinh, phòng chống bệnh trong trường học và tại cộng đồng. Ngoài ra, Sở cũng yêu cầu Trung tâm y tế các quận, huyện rà soát, thống kê chính xác số bệnh nhân; theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch, phát hiện sớm và khoanh vùng xử lý kịp thời ổ dịch...


Nếu một thành viên trong gia đình bị đau mắt đỏ, bệnh có thể lây ra cả nhà. (Ảnh: Thanh Niên)

Tại Bệnh viện Mắt trung ương, số bệnh nhân đến khám vì đau mắt đỏ gần đây tăng mạnh, chiếm 25-40% tổng số bệnh nhân. Theo bác sĩ Hoàng Cương, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Mắt trung ương, đau mắt đỏ gây dịch quy mô nhỏ, dễ lây lan, gần như đã thành thường niên. Năm nay dịch có những khác biệt nhất định. Năm 2013, dịch kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, bệnh gần như xuất hiện mạnh trên toàn quốc. Năm nay bệnh xuất hiện muộn hơn, ít rầm rộ hơn. Bệnh sẽ giảm dần và gần như không xuất hiện nào mùa đông, bác sĩ Cương cho biết.

Bệnh lây qua hơi thở và nước bọt. Mới đầu, người bệnh sốt nhẹ, gai rét, đau họng, nổi hạch dưới cằm hoặc trước tai. Các biểu hiện như đỏ mắt, ra gỉ nhiều, cảm giác cộm rát, vướng sẽ diễn ra sau đó. Bệnh lành tính thường khỏi sau 5-7 ngày, nhưng cũng có thể để lại biến chứng như: viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu...

Bác sĩ Cương khuyến cáo, trẻ khi phát hiện đau mắt đỏ cần được nghỉ học 5-7 ngày. Trong mùa dịch, trẻ phải được rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn, tra nước muối rửa mắt, sát trùng vật dụng chung như: tay nắm cửa, nút bấm thang máy... Trong gia đình, người bệnh cần được cách ly tối đa với người xung quanh. Việc lây nhiễm từ mẹ sang con đang bú là gần như không thể tránh khỏi dù virus không qua sữa mẹ.

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đổi lại.

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video