Điểm danh 10 công dụng của lá bạch đàn đối với sức khỏe, đặc biệt là mùa lạnh

Mùa cúm, treo loại lá này trong phòng tắm để nhận được nhiều lợi ích bất ngờ

Bạch đàn (khuynh diệp) là chi thực vật có hoa Eucalyptus trong họ Đào kim nương. Các thành viên của chi này có xuất xứ từ Úc. Lá bạch đàn có nhiều công dụng đối với sức khỏe, từ chữa bệnh tới giúp hơi thở thơm mát...

1. Giàu chất chống oxy hóa

Mặc dù bạn không thể uống dầu khuynh diệp (gây ngộ độc) nhưng bạn có thể dùng lá bạch đàn khô pha trà và không thêm tinh dầu để nhận lại nhiều công dụng cho sức khỏe. Lá bạch đàn là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời, đặc biệt là flavanoid - một nhóm chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi stress oxy hóa và các tổn thương do gốc tự do gây ra.

Các flavonoid chính trong bạch đàn bao gồm catechin, isorhamnetin, luteolin, kaempferol, phloretin và quercetin. Một chế độ ăn giàu các hợp chất này đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ chống lại nguy cơ gây bệnh ung thư, bệnh tim và chứng mất trí nhớ.

Theo Healthline, một nghiên cứu lớn được thực hiện trên 38.180 nam giới và 60.289 phụ nữ cho thấy chế độ ăn nhiều flavonoid đã giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim tới 18%.

Trà lá bạch đàn khô chính là nguồn cung cấp hiệu quả các chất chống oxy hóa tốt này và an toàn khi sử dụng cho người trưởng thành. Lưu ý rằng trẻ em có nguy cơ nhiễm độc bạch đàn và cần có sự đồng ý của chuyên gia trước khi sử dụng.


Cây bạch đàn còn gọi là cây khuynh diệp. (Ảnh: Internet).

2. Lá bạch đàn có thể giúp giảm triệu chứng cảm lạnh

Theo Healthline, lá bạch đàn được sử dụng phổ biến là một phương thuốc chữa cảm lạnh tự nhiên và là thành phần của nhiều loại thuốc trị cảm lạnh và trị ho. Nghiên cứu trên NCBI đã chỉ ra rằng lá bạch đàn chứa thành phần eucalyptol hay còn được gọi là cineole được tìm thấy nhiều trong dầu khuynh diệp.

Chất này có tác dụng giảm chất nhầy, mở rộng phế quản và tiểu phế quản trong phổi cũng như cải thiện các triệu chứng hen suyễn.

Tác dụng kháng khuẩn của lá bạch đàn có thể mang lại lợi ích cho những người mắc bệnh về đường hô hấp. Nghiên cứu cho thấy các hợp chất trong lá bạch đàn có hiệu quả chống lại các bệnh nhiễm trùng do Haemophilusenzae và Streptococcus gây ra.

Bạn có thể sử dụng lá bạch đàn thông qua dầu hít mũi để giảm các triệu chứng cảm lạnh. Thành phần này cũng được tìm thấy trong nhiều loại thuốc thông mũi tại chỗ. Tuy nhiên do ngay cả một lượng nhỏ dầu bạch đàn cũng có thể gây ngộ độc nên bạn tuyệt đối không được sử dụng trực tiếp mà không có thành phần nền. Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng eucalytol hoặc thay đổi thuốc có chứa thành phần này.

3. Cải thiện làn da khô

Lá bạch đàn chứa một lượng macrocarpal A có tác dụng kích thích sản xuất ceramides cho da - là một loại axit béo trong da có vai trò duy trì hàng rào bảo vệ và độ ẩm cho da - khi sử dụng ở dạng bôi tại chỗ. Những người gặp các vấn đề về da như khô da, gàu, rối loạn da như viêm da và bệnh vẩy nến thường có nồng độ ceramide trong da thấp hơn.

Vì thế mà bạn có thể thấy nhiều sản phẩm dành cho tóc và da khô có chứa chiết xuất từ lá bạch đàn.


Không dùng trực tiếp chiết xuất lá bạch đàn. (Ảnh: Internet).

4. Lợi ích tiềm năng trong giảm đau

Bạch đàn chứa nhiều hợp chất chống viêm chẳng hạn như cineole và limonene có thể hoạt động giống như một loại thuốc giảm đau. Theo Healthline, một nghiên cứu kéo dài 3 ngày ở 52 người trải qua phẫu thuật thay khớp gối cho thấy việc hít dầu khuynh diệp hòa tan trong dầu nền là dầu hạnh nhân khoảng 30 phút mỗi ngày giúp giảm đáng kể mức độ đau so với việc hít dầu hạnh nhân nguyên chất.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu đối chiếu cho thấy việc hít tinh dầu khuynh diệp lại không đem đến sự cải thiện đáng kể nào nên chúng ta cần nhiều nghiên cứu sâu hơn trước khi kết luận chính xác về liều lượng cũng như thời gian phù hợp để sử dụng.

5. Thúc đẩy thư giãn

Bạch đàn chứa thành phần chính là eucalytol được phát hiện có đặc tính giúp chống lo âu nhờ tác dụng tới hệ thần kinh giao cảm - hệ thống phản ứng với căng thẳng của bạn và tăng hoạt động của hệ thần kinh phó giao carm - từ đó thúc đẩy sự thư giãn được diễn ra sau đó.

Theo Healthline, việc hít dầu khuynh diệp trong 30 phút có thể giúp giảm huyết áp ở bệnh nhân sau phẫu thuật đầu gối, điều này cho thấy nó có tác dụng tiềm năng trong việc làm dịu hệ thần kinh.

6. Giúp răng khỏe mạnh

Chiết xuất lá bạch đàn có thể giúp cải thiện sức khỏe răng miệng nhờ lượng lớn ethanol và macrocarpal C - một loại polyphenol. Những hợp chất này có liên quan tới việc giảm mức độ vi khuẩn gây sâu răng và bệnh viêm nướu.

Chính vì lý do này là eucalypol thường được thêm vào nước súc miệng.


Chiết xuất lá bạch đàn có thể giúp cải thiện sức khỏe răng miệng nhờ lượng lớn ethanol và macrocarpal C. (Ảnh: Internet)

7. Thuốc chống côn trùng tự nhiên

Dầu khuynh diệp là một chất chống côn trùng tự nhiên, hàm lượng bạch đàn trong dầu khuynh diệp càng cao thì tác dụng đuổi côn trùng càng lâu và hiệu quả, tối đa 8 giờ sau khi bôi. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC đã liệt kê dầu bạch đàn chanh - có nguồn gốc từ cây bạch đàn chanh - là một loại thuốc chống côn trùng mạnh mẽ.

Tuy nhiên không được bôi trực tiếp tinh dầu lên da bởi có thể gây kích ứng.

Ngoài ra, dầu khuynh diệp cũng có tiềm năng trong việc trị chấy gấp đôi so với phương pháp điều trị chấy thông thường. Tuy nhiên cần thêm nhiều nghiên cứu trước khi đưa vào sử dụng.

8. Đặc tính kháng khuẩn

Lá bạch đàn có chứa các hợp chất ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Tinh dầu làm từ lá bạch đàn có thể ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn và chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn. Theo VeryWell, một nghiên cứu cho thấy việc dùng thuốc chứa lá bạch đàn với thành phần phytochemical có tác dụng trong điều trị một số vi khuẩn đa kháng thuốc.

9. Cách sử dụng lá bạch đàn

Lá bạch đàn có thể được sử dụng trực tiếp hoặc theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn:

  • Pha trà với lá bạch đàn khô
  • Thêm tinh dầu khuynh diệp vào máy khuếch tán tinh dầu như một cách trị liệu bằng mùi thơm
  • Treo lá bạch đàn tươi trong phòng tắm hoặc bồn tắm để thư giãn
  • Thuốc chống côn trùng bằng tinh dầu bạch đàn chanh
  • Giảm nghẹt mũi bằng cách thêm vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào dầu nền như dầu dừa và thoa lên ngực...

10. Rủi ro sức khỏe


Nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú, nên tránh sử dụng dầu khuynh diệp.

Mặc dù được coi là an toàn nhưng lá bạch đàn cũng có thể hàm chứa một số rủi ro đối với sức khỏe có liên quan tới việc tiêu thụ dầu khuynh diệp do có thể gây ngộ độc. Trong đó trẻ em có rủi ro nhiễm độc cao hơn dẫn tới co giật, khó thở, giảm ý thức và thậm chí là tử vong. Nên câu trả lời là trẻ em dùng dầu khuynh diệp có được câu thì câu trả lời là Không.

Ngoài ra, không có đủ bằng chứng để xác định xem phụ nữ mang thai hay đang cho con bú có dùng dầu khuynh diệp được hay không. Chính vì thế nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú, nên tránh sử dụng dầu khuynh diệp.

Một số trường hợp bị viêm da tiếp xúc khi bôi dầu khuynh diệp trực tiếp lên da, bạn nên sử dụng thêm dầu nền để pha dầu khuynh diệp trước khi thoa như dầu dừa hay dầu jojoba để giảm nguy cơ kích ứng da xảy ra. Thử một lượng nhỏ trên vùng da cổ tay trước khi dùng cho cơ thể.

Cuối cùng, dầu bạch đàn có thể gây tương tác với một số loại thuốc chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tiểu đường, thuốc trị cholesterol cao, thuốc trào ngược axit và thuốc rối loạn tâm thần. Nói chuyện với bác sĩ điều trị trước khi bạn có ý định sử dụng loại dầu này.

Lợi ích khi treo lá bạch đàn (khuynh diệp) trong phòng tắm

Dầu khuynh diệp - và hợp chất 1,8-cineole có trong nó - qua nghiên cứu cho thấy hợp chất này có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn và giảm đau, theo một bài báo trên Alternative Medicine Review. Và loại dầu này được tiết ra khỏi cây khi cây bị nghiền nát hoặc chưng cất bằng hơi nước, chẳng hạn như khi tắm nước nóng.

Cách treo lá khuynh diệp trong nhà tắm

Chuẩn bị: 3 - 12 cành lá khuynh diệp tươi hoặc khô và buộc túm lại bằng dây. Tùy theo độ to/nhỏ mà bạn muốn bạn có thể chuẩn bị nhiều cành khuynh diệp hơn.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch các lá ở bên dưới để buộc các cành lại với nhau
  • Treo hoặc buộc bó khuynh diệp vừa chuẩn bị vào giá treo/đầu treo của vòi sen hoặc khu vực khác trong nhà tắm, sao cho không để bó khuynh diệp nằm ngay dưới vòi nước chảy.
  • Thay bó mới sau khi dùng khoảng 3 tuần một lần (tới khi không ngửi thấy mùi khuynh diệp).

Lưu ý

- Dầu khuynh diệp có thể gây kích ứng da và mắt, đặc biệt khi không được pha loãng bằng dầu chuyển (nước và dầu không tạo ra một hỗn hợp loãng hơn). Vì lý do này mà bạn không nên đặt lá khuynh diệp tiếp xúc trực tiếp với dòng nước chảy, đặc biệt là nước nóng. Thay vào đó nên tận dụng hơi nước nóng từ vòi sen để giải phóng dầu vào không khí.


Không nên để lá khuynh diệp ngay dưới dòng nước chảy. (Ảnh: Internet).

Hơn nữa, nuốt phải dầu khuynh diệp trực tiếp có thể gây co giật trong một số trường hợp, nên một lần nữa nhấn mạnh rằng cần giữ lá khuynh diệp tránh xa dòng nước để không bị bắn vào mắt hoặc miệng.

- Ngừng sử dụng lá khuynh diệp trong phòng tắm nếu bạn có dấu hiệu bị kích ứng hoặc dị ứng chẳng hạn như nổi mề đay, thậm chí là sốc phản vệ.

- Không dành cho trẻ em hay phụ nữ mang thai

Theo Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thì dầu khuynh diệp không dành cho trẻ em hoặc phụ nữ đang mang thai, chuẩn bị có thai hay đang cho con bú, trừ khi có chỉ định khác từ bác sĩ.

Nhìn chung, việc treo lá khuynh diệp trong nhà tắm không những mang đến một môi trường thơm mát, dễ chịu mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ việc giảm căng thẳng đến cải thiện chất lượng không khí và hỗ trợ hệ thống hô hấp. Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ rằng mỗi người có cơ địa khác nhau và việc sử dụng biện pháp tự nhiên không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Cập nhật: 04/03/2024 PNVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video