Diệt ấu trùng ve sầu hại cà phê?

KS VÕ THANH SANG (Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang):

Loài ve sầu hại cà phê ở Di Linh hiện nay chưa định danh được, tuy nhiên về hình thái và tập tính sinh học thì loài ve sầu này có những đặc điểm chung như sau: ấu trùng đến kỳ vũ hóa bò lên khỏi mặt đất

Loại ve sầu Magicicada (Ảnh: lsa.umich.ed)
vào ban đêm, chúng leo lên cành, lá cây để chuẩn bị lột xác lần cuối thành con trưởng thành. Ve sầu trưởng thành chỉ sống 2-4 tuần. Chúng hút nhựa thân cây để sống, gây thiệt hại cho cây cà phê cả trên cành lẫn dưới đất. Chúng đẻ trứng trên các cành nhỏ làm suy kiệt hoặc chết cành. Ấu trùng chích hút rễ làm cây chậm phát triển, còi cọc, lá vàng héo, trái rụng, nếu bị nặng cây có thể chết.

Có thể phòng trừ bằng cách: Biện pháp canh tác: tỉa bỏ và thu gom tiêu hủy các cành nhỏ đã bị ve sầu đẻ trứng; bón phân kịp thời để rễ phục hồi và tăng trưởng (rễ bị đứt nhiều do ấu trùng đào hang dưới đất). Biện pháp hóa học: sử dụng các loại thuốc bước đầu cho kết quả rất khả quan như: Bian 40EC: pha theo liều khuyến cáo

(40-50cc/8 lít) phun hết diện tích gốc cà phê theo tán lá sao cho dung dịch thuốc thấm sâu xuống mặt đất 15-20cm; Diazan 10H: rải 30-50 gram/gốc, tùy cây lớn nhỏ, rải theo tán lá.

Để nâng cao hiệu quả trong việc xử lý thuốc trừ ấu trùng cần làm sạch cỏ gốc cây cà phê bằng cách sử dụng thuốc trừ cỏ lưu dẫn Glyphosan 480DD (tránh phun dính vào phần xanh của cây).

NHẬT VIÊN thực hiện

Theo Tuổi trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video