Điều cần biết về 'dung dịch vệ sinh phụ nữ'

Nhiều người có thói quen tự mua dung dịch vệ sinh phụ nữ về dùng, nhưng đa số không hiểu rõ công dụng và cách sử dụng của chúng.

(Ảnh: Dân trí)

Nhiều tháng qua, chị Trần Thị Sao, 32 tuổi, đã lập gia đình, nhà ở Q. Bình Thạnh, TP.HCM, có tâm sự mà chẳng biết bày tỏ cùng ai. Chị bị huyết trắng có mùi khó chịu, ngứa nhưng ngại khám phụ khoa. Thế là chị tự mua dung dịch vệ sinh phụ nữ về rửa mỗi ngày. Sau khi dùng, chị thấy bớt nhưng huyết trắng lại tái phát khi ngưng dùng thuốc.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Mộng Loan, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Từ Dũ, dung dịch vệ sinh phụ nữ (thuốc rửa phụ khoa) không phải thuốc trị bệnh. Đó chỉ là một dạng dung dịch tẩy rửa được đặc chế dành riêng cho việc vệ sinh vùng kín.

Bình thường, độ pH trong âm đạo dao động từ 3,8 - 4,2. Vì vậy, các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị trường đã được điều chế phù hợp với môi trường ấy. Các dung dịch này không gây khô, rát, thay đổi độ pH, làm chết vi khuẩn thường trú có lợi như lactobacillus (doderlein). Ngược lại, chúng còn được dùng để hỗ trợ trong điều trị viêm nhiễm âm hộ, âm đạo, làm thay đổi môi trường pH âm đạo.

Tùy loại viêm nhiễm sẽ có nước rửa phụ khoa thích hợp. Chẳng hạn viêm do nấm, người bệnh nên dùng loại có tính pH kiềm như Phytogyno, Bicarso. Viêm nhiễm do trichomonas, bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại có tính pH a-xít hoặc có metronidazle như Lactacid, Metrogyl.P, Gynoformine...

Bác sĩ Mộng Loan còn cho biết: "Trong những ngày ấy, phụ nữ cũng nên dùng thuốc rửa phụ khoa để vệ sinh vùng kín mỗi ngày. Thời gian này, cổ tử cung hé mở nên dễ viêm nhiễm đường sinh dục".

Tuy nhiên, phụ nữ cũng không nên dùng dung dịch vệ sinh này để thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo. Một số thành phần của thuốc như chlorine, chất khô da... dễ gây viêm âm đạo. Thụt rửa trong tình trạng viêm nhiễm âm hộ, âm đạo có thể gây nhiễm trùng ngược lan rộng, khiến tình trạng viêm nhiễm đang ở tại chỗ sẽ lây lan rộng, bệnh tình trầm trọng và khó chữa hơn.

Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ cũng tương tự như cách dùng xà phòng, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Tuyệt đối không dùng thuốc rửa phụ khoa để vệ sinh các vùng khác trên cơ thể. Khi sử dụng thuốc rửa phụ khoa, nếu thấy vùng kín bị nóng rát, đỏ bất thường và khó chịu, bạn nên ngưng sử dụng ngày và đến bác sĩ. Có thể bạn đã bị dị ứng với một thành phần nào đó trong thuốc rửa.

Không nên lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ. Bản thân dung dịch này là hóa chất, dùng nhiều quá sẽ không tốt cho cơ thể và làm mất cân bằng sinh thái môi trường âm đạo.

Theo Tiếp thị và Gia đình, TTO
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video